blog

11 điều nguy hiểm các mẹ thường chủ quan có thể giết chết con (p1)

15/06/2015 trong Đánh giá

Nuôi con là một quá trình vất vả mà bất cứ người mẹ nào khi trải qua cũng đều cảm thấy có quá nhiều điều cần lo lắng và học hỏi để chăm sóc cho con một cách tốt nhất có thể. Khi đã làm mẹ, đồng nghĩa với việc bạn phải làm rất nhiều điều cho con mình, chăm chút cho con từng bữa ăn, giấc ngủ và còn vô vàn công việc không tên khác.

Tuy nhiên, với 11 điều thường gặp khi chăm sóc con cái dưới đây, có thể nhiều người nghĩ rằng đó là điều hoàn toàn bình thường và từ trước đến nay vẫn có rất nhiều người làm như vậy, không có gì đáng lo lắng cả. Thực chất những thói quen này lại tiềm ẩn những mối nguy hiểm với tác hại khôn lường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con bạn, thậm chí còn nguy hiểm đến cả tính mạng của bé. Hãy cùng Megamart tìm hiểu 11 mối nguy đó là gì nhé.

Mớm thức ăn cho con

Từ xưa đến nay, việc mớm thức ăn cho trẻ con không còn xa lạ gì đối với những gia đình có trẻ nhỏ. Từ người bà, người mẹ hay kể cả có gia đình còn là người giúp việc, mớm cho bé ăn những thìa thức ăn được đưa từ miệng mình sang cho bé có thể nói là cực kì không đảm bảo vệ sinh và còn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.

Mớm thức ăn cho con có thể làm bé bị nhiễm khuẩn và dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm

Mớm thức ăn cho con có thể làm bé bị nhiễm khuẩn và dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm

Nhiều mẹ có thể cho rằng việc mớm thức ăn cho con sẽ giúp cho bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn do đã được người lớn kiểm tra độ mềm của món ăn, độ mặn hay nóng của thức ăn rồi mới cho con ăn. Đây còn được cho là cách thể hiện tình yêu thương và giúp cho mẹ và con gần gũi hơn và biến nó trở thành một thói quen khó từ bỏ cho đến khi con lớn. Thế nhưng, sự thật là việc mớm cơm cho trẻ lại ảnh hưởng có hại cho chính con bạn.

Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, có thể khẳng định việc nhai cơm và bón cho trẻ hay chính là việc mớm thức ăn cho bé là điều hoàn toàn không nên làm của người mẹ. Trẻ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và còn có thể bị viêm dạ dày nếu người mớm thức ăn cho con mắc những bệnh có vi khuẩn gây bệnh. Về lâu dài còn có thể trở thành ung thư dạ dày.

Việc mớm thức ăn cho con từ miệng người mẹ là thói quen xấu cần bỏ ngay của nhiều mẹ

Việc mớm thức ăn cho con từ miệng người mẹ là thói quen xấu cần bỏ ngay của nhiều mẹ

Dù nhiều người có cho rằng như vậy là nói quá vì trước đây các bà, các mẹ toàn làm như vậy cho con vẫn khỏe mạnh không bị làm sao. Nhưng, trong xã hội hiện đại ngày nay, làm như vậy là phản khoa học và vô tình làm quá trình phát triển của trẻ bị ảnh hưởng xấu đi, kém phát triển hơn. Dù cho nhiều người có cho rằng chỉ cần giữ vệ sinh răng miệng sạch thì không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến trẻ, nhưng dù sao cũng khó có thể tránh được những vi khuẩn có hại truyền sang cho bé “không thể nhìn thấy bằng mắt thường”.

Pha trò, bật hoạt hình để cho con ăn

Nhiều bé không chịu ăn, dù bố mẹ có bắt ép, nhồi nhét thức ăn thế nào bé cũng khóc thét và không thể cho ăn được. Thế nên, nhiều gia đình khi cho con ăn thường dỗ dành, trêu đùa bé cho con cười để có thể cho được thức ăn vào miệng bé. Nhưng điều này lại rất nguy hiểm, bởi thức ăn được đưa vào miệng bé khi bé đang cười sẽ dễ rơi vào khí quản, gây ra những bệnh về hô hấp và thường gặp nhất là làm cho trẻ bị ho.

Không nên pha trò hay bật phim cho bé xem để dụ bé ăn

Không nên pha trò hay bật phim cho bé xem để dụ bé ăn

Những trường hợp khác thì đến giờ cho con ăn là bật hoạt hình, bật ca nhạc để thu hút sự chú ý của bé, để bé cảm thấy thích thú và tranh thủ lúc đó thì cho con ăn. Cũng giống như trường hợp trêu đùa bé, trong trường hợp này còn làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày của bé khi con chỉ đang tập trung vào xem phim, nghe nhạc mà ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Một số trường hợp không may, khi bé bị thức ăn nuốt xuống bịt kín khí quản hoặc một nhánh của khí quản thôi cũng khiến việc hô hấp trở nên nguy hiểm, gây sặc hoặc tắc đường thở ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của trẻ.

Rung lắc mạnh khi bế con

Người lớn nào thể hiện tình cảm yêu thương trẻ con khi bế thường có thói quen đung đưa, rung lắc trẻ và thậm chí nhiều người còn “mạnh tay” hơn, nhấc trẻ lên cao xuống thấp liên tục để làm trẻ vui và thích thú, thậm chí còn có nhiều ông bố còn hay thích tung con lên không trung rồi hứng lấy rất nguy hiểm.

Rung lắc mạnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến não trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 10 tháng tuổi

Rung lắc mạnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến não trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 10 tháng tuổi

Việc làm này nên được dừng lại ngay và đặc biệt, đối với những trẻ nhỏ dưới 10 tháng tuổi thì bố mẹ hãy nên ngừng ngay hành động này trước khi quá muộn. Việc xoay con rồi rung lắc con mạnh khiến cho não bộ của bé bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng bởi thời điểm này, não bộ của bé còn mềm yếu và chưa hoàn thiện toàn bộ. Nếu bị rung lắc mạnh, phần bão của bé sẽ bị chấn động và gây va chạm trong não. Thậm chí, nếu bị ảnh hưởng mạnh, não bị va chạm với hộp sọ, làm rách các mạch máu nhỏ gây chảy máu trong não và tổn thương nghiêm trọng đến não.

Nhiều ông bố còn hay thích tung con lên không trung, rất nguy hiểm

Nhiều ông bố còn hay thích tung con lên không trung, rất nguy hiểm

 

Những tổn thương đến não này có thể sẽ ảnh hưởng cả đời đến trẻ nhỏ. Bởi não rất quan trọng và cần được bảo vệ từ khi con còn nhỏ. Triệu chứng của chúng không rõ ràng và khó bị phát hiện khi trẻ bị tổn thương não nhưng nó lại ảnh hưởng đến sự phát triển của con ngay từ khi còn nhỏ và đến cả khi lớn lên.

Nguy cơ đột tử ở trẻ khi nằm cũi

Đã có nhiều trường hợp trẻ bị chứng SIDS ( cái chết bất thường ở trẻ nhỏ khó lí giải ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi) do bé mẹ cho bé nằm ở cũi. Nhiều người thường lựa chọn cho con nằm ngủ ở cũi từ độ tuổi sơ sinh vì vừa giúp bé rèn luyện tính tự lập vừa giúp bố mẹ nằm ngủ thoải mái hơn cùng nhiều lý do khác. Thế nhưng, nếu cho con nằm ngủ ở cũi mà không chú ý thường xuyên sẽ không thể lường trước được điều nguy hiểm gì sẽ xảy ra.

Trẻ nằm cũi có nguy cơ bị đột tử hoặc trẻ hiếu động dễ leo trèo khỏi cũi

Trẻ nằm cũi có nguy cơ bị đột tử hoặc trẻ hiếu động dễ leo trèo khỏi cũi

 

Mặc dù nguy cơ đột tử khi nằm cũi xảy ra ở trẻ em không phải là nhiều nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra. Vì thế cho nên khi đã xác định cho con nằm ngủ ở cũi bố mẹ cần hết sức đề phòng nguy cơ trẻ gặp vấn đề mà kịp thời ứng phó. Cần chú ý tư thế khi cho trẻ nằm ngủ ở cũi đó là tốt nhất cho bé nằm ngửa, hai chân đặt gần với đầu dưới của cũi. Khi nằm ngủ cũng chú ý để cho trẻ nằm ngủ trong tư thế thoải mái, không bị vật cản gì lên người nhất là vũng mũi và khuôn mặt của bé để đảm bảo bé không bị cản trở khi thở. Vì thế, cha mẹ thường xuyên nên kiểm tra con khi ngủ trong cũi hoặc nôi để đảm bảo bé đang ngủ ngon và không bị chui đầu vào trong chăn hoặc màn.

Giữ ấm cho trẻ bằng cách đốt than củi trong nhà

Đã có rất nhiều trường hợp trẻ em phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do bố mẹ sưởi ấm cho con bằng cách đốt than củi, thậm chí có nhiều em nhỏ còn tử vong do người lớn đốt than tổ ong trong mùa đông cho đỡ lạnh. Các bác sĩ đã ra khuyến cáo rất nhiều lần rằng không nên dùng than củi để sưởi ấm vào mùa đông bởi sẽ thường dễ gây bỏng cho cả nhà, đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ rất nguy hiểm.

Đốt than củi để sưởi ấm trong nhà có thể làm trẻ bòng hoặc bị ngạt thở

Đốt than củi để sưởi ấm trong nhà có thể làm trẻ bòng hoặc bị ngạt thở

 

Nhưng chính vì không chịu được lạnh, nhất là những vùng quê ngoài trong những ngày nhiệt độ xuống thấp nhiều cha mẹ đã chủ quan dùng than củi đốt để sưởi ấm. Điều này rất nguy hiểm với trẻ nhỏ bởi không thể lường trước những tai nạn có thể đến với các em như bị bỏng, bị ngạt thở trong phòng kín, hoặc nguy hiểm hơn còn có thể sơ ý gây cháy nhà.

Đây là điều cũng không hề hiếm gặp ở các gia đình nông thôn, vào mùa đông lạnh nên thường dùng than củi đốt trong nhà để giữ ấm cho con. Điều này gây nguy hiểm rất lớn bởi than còn đốt hết khí ooxxy và sinh ra khí cacbonic, rất hại cho bé. Cha mẹ nào có thói quen này vào mùa đông thì nên từ bỏ ngay để không gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ nhỏ.

Thảo luận bằng facebook