blog

5 thói xấu điển hình của trẻ con Việt bố mẹ cần uốn nắn ngay

26/06/2015 trong Giáo dục

Nuôi dạy con cái thật tốt không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà đó còn là một niềm vui, niềm hạnh phúc thiêng liêng của mỗi người làm cha làm mẹ. Chúng ta là những ông bố bà mẹ đã mang đến cho con cái một cuộc sống khi đến với thế giới này. Điều này đồng nghĩa với những trách nhiệm vô cùng to lớn mà mỗi người phải gánh vác để mang đến cho những đứa con một cuộc sống tốt nhất.

Khi đã trở thành một người mẹ, có nghĩa là bên cạnh lo cho con cái ăn uống đủ chất, chăm sóc cho con ngày một lớn khôn, bạn nên dành thời gian để quan tâm và chỉ bảo cho con những điều dù là nhỏ nhặt nhất để bé có thể học cách làm người và luôn biết nghe lời. Khi đã trở thành một người cha, hãy bớt chút thời gian của công việc, bạn bè, xã hội, giải trí... để dành thời gian uốn nắn cho con, yêu thương con nhiều hơn để mang đến cho con một nền tảng giáo dục vững chắc.

Dạy con từ thưở còn thơ, bố mẹ cần uốn nắn dạy dỗ trẻ thành người ngay từ nhỏ

Dạy con từ thưở còn thơ, bố mẹ cần uốn nắn dạy dỗ trẻ thành người ngay từ nhỏ

Thông điệp mà bài viết này Megamart muốn nói với các bậc làm cha, làm mẹ đó là hãy để ý và đừng coi thường những thói quen xấu của con, quan tâm và yêu thương con nhiều hơn thì mới có thể uốn nắn và giáo dục bé đúng đắn ngay từ nhỏ được. Dưới đây là 5 thói xấu của trẻ con mà thường hay gặp nhất khi trẻ còn nhỏ, nếu không giáo dục kịp thời sẽ để lại hậu quả khôn lường về sau.

Bé thường hay ngắt lời bố mẹ

Nhiều bé hay thích kể cho bố mẹ những chuyện gì đó mà bé được biết mọi lúc mọi nơi mỗi khi bé nghĩ ra tuy nhiên nhiều khi bố mẹ đang nói chuyện với người khác mà bé có hành động “cắt ngang” câu chuyện của mẹ thì cần phải dạy bảo bé không được phép làm như vậy nữa. Hãy cho bé hiểu hành động đó là không lịch sự và thiếu tôn trọng người khác.

 Dạy cho trẻ hiểu chen vào cuộc nói chuyện của người khác là sai và thiếu tôn trọng mọi người

Dạy cho trẻ hiểu chen vào cuộc nói chuyện của người khác là sai và thiếu tôn trọng mọi người

Nếu bé muốn kể chuyện hoặc hỏi bố mẹ chuyện gì, hãy dặn bé đợi bố mẹ nói chuyện xong mới được phép nói, trừ khi đó là chuyện rất gấp và nghiêm trọng. Bố mẹ cũng cần dạy bé làm quen và tự lập từ khi còn nhỏ, để không phải khi nào có chuyện gì cũng gọi bố mẹ làm giúp cho. Đặc biệt, những lúc bố mẹ nói chuyện điện thoại thì cần yêu cầu bé trật tự và không làm phiền bố mẹ. Còn nếu bé đã quen với việc luôn nhõng nhẽo và bám theo mẹ, hãy tập cho con tự ngồi chơi một khoảng thời gian cho đến khi mẹ xong việc. Điều này giúp bé hiểu ra rằng nếu muốn được chơi hoặc nói chuyện với mẹ, bé không thể đạt ngay ý muốn của mình mà phải biết chờ đợi và kiềm chế.

Xấu tính khi chơi với bạn bè, anh chị em

Khi chơi với bạn bè hoặc người quen, nếu bé có những hành động xấu đơn giản thường thấy nhất như là giành đồ chơi của bạn, giấu đồ, muốn lấy đồ của người khác... thì bố mẹ cần phải uốn nắn ngay. Không cần phải đợi đến lúc con bạn có những hành vi bạo lực đánh bạn, cấu bé nhỏ hơn hoặc xô đẩy bạn thì mới cần xử lý.

Dạy trẻ không thể hiện tính xấu khi chơi chung với bạn bè, anh chị em

Dạy trẻ không thể hiện tính xấu khi chơi chung với bạn bè, anh chị em

Nếu bố mẹ không kịp thời ngăn chặn những hành vi này, bé sẽ tiếp tục nghĩ rằng những người khác yếu hơn nên bị bé bắt nạt là chuyện bình thường và theo thời gian, mức độ bạo lực sẽ càng tăng dần theo độ tuổi. Khi cho con chơi cùng các bạn, bố mẹ hãy luôn chú ý theo dõi. Nếu thấy bé có biểu hiện “chơi xấu”, hãy yêu cầu bé ngừng ngay và phải xin lỗi bạn. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần giải thích cho bé làm người khác bị đau là hành động xấu và nếu bé còn tái phạm, bố mẹ sẽ không cho phép bé được chơi nữa và phải chịu hình phạt thích hợp.

Giả vờ không nghe thấy bố mẹ nói

Khi bạn đang ra sức gọi con hoặc giục con nhanh làm một việc nào đó mà bé vẫn ung dung ngồi yên như không nghe thấy bố mẹ nói gì, thì cần phải có biện pháp xử lý ngay tức khắc. Nếu để tình trạng này kéo dài, bé sẽ không biết coi trọng lời bố mẹ nói và nghĩ rằng bố mẹ nói và trả vờ như không nghe thấy là xong.

Chẳng hạn như, khi bạn yêu cầu con thay quần áo hoặc cất dọn đồ chơi mà mãi bé vẫn không chịu làm, khi bạn kiểm tra thì mọi thứ vẫn đâu vào đó. Nếu không có hình thức răn dạy thích hợp, bé sẽ coi thường lời nói của bố mẹ và lâu dần, càng trở nên ngang bướng và khó dạy bảo hơn.

Không có thái độ nghiêm khắc, trẻ sẽ coi thường lời nói của bố mẹ và ngày càng bướng bỉnh

Không có thái độ nghiêm khắc, trẻ sẽ coi thường lời nói của bố mẹ và ngày càng bướng bỉnh

Khi con bạn cũng như vậy, thay vì gào thét, quát mắng bé, hãy nhẹ nhàng lại gần bé và nói cho bé rằng bé sẽ phải làm như thế nào. Không làm hộ con mà hãy yêu cầu bé làm ngay những việc phải làm ngay lập tức. Phương pháp ra lệnh cho bé thực hiện trong việc đếm giờ cũng khá hiệu quả, chẳng hạn như “ đếm từ 1 đến 10 là con phải cất ngay đồ đi”, hoặc mẹ cho con giới hạn đến 1 giờ là phải thay xong quần áo. Nếu bé vẫn không hoàn thành công việc được giao, hãy áp dụng cho bé nhưng hình phạt như bị cấm không được đi chơi, không được mua cho đồ chơi nữa...

Thường nói dối, phóng đại sự việc

Đặc biệt trong giai đoạn 3-5 tuổi, trí tưởng tượng của bé có thể phát triển một cách tốt nhất, tuy nhiên nếu trẻ vận dụng trí tưởng tượng của mình để bịa ra những câu chuyện nói dối bố mẹ thì phụ huynh cần phải xem xét và dạy bảo lại con cẩn thận. Trẻ nhỏ thường rất ngây thơ và đôi khi trẻ không thể nhận thức được những gì nói ra để dẫn đến tình trạng là trẻ thích “nói quá” mọi việc lên.

Khi phát hiện trẻ nói quá sự việc hoặc nói không đúng, cần chỉ ra ngay và bắt bé sửa sai

Khi phát hiện trẻ nói quá sự việc hoặc nói không đúng, cần chỉ ra ngay và bắt bé sửa sai

Nếu gặp những trường hợp này, bố mẹ cần phải chú ý ngăn chặn ngay trước khi quá muộn bởi nếu coi những gì trẻ nói là bình thường và nghĩ là không có gì nghiêm trọng thì trẻ sẽ tiếp tục tái diễn trong những lần sau. Lâu dần thói quen thích nói quá mọi việc lên của trẻ có thể sẽ xuất hiện dấu hiệu của những lời nói dối và trẻ có thể sẽ cố tình nói sai sự thật để tránh làm điều mà trẻ không thích khi bố mẹ yêu cầu hoặc để tránh được tội lỗi mà trẻ gây ra.

Nếu không có biện pháp xử lý, bé sẽ nói dối để chống chế cho những sai trái của mình

Nếu không có biện pháp xử lý, bé sẽ nói dối để chống chế cho những sai trái của mình

Khi phát hiện trẻ có biểu hiện này, bố mẹ cần tìm hiểu tại sao trẻ lại nói như vậy và yêu cầu trẻ phải sửa sai ngay, không được tiếp tục nói sau sự thật nữa dù là những chuyện nhỏ nhất. Bố mẹ cần dạy cho trẻ hiểu luôn phải trung thực trong mọi chuyện và nhất là không được nói dối bố mẹ bất kì chuyện gì. Hãy cho trẻ biết, nếu còn tiếp tục nói sai sự thật, lần sau sẽ không ai tin trẻ nữa và mọi người sẽ xa lánh trẻ vì hay nói dối.

Thể hiện thái độ chống đối, không nghe lời

Khi bắt đầu biết nhận thức về những hành vi và lời nói của mình, bé sẽ thể hiện mình là một đứa trẻ ngoan hay hư thông qua việc có biết nghe lời hay không. Với những đứa trẻ bướng bỉnh, nếu bố mẹ không thể dạy bảo trẻ hẳn hoi, bé sẽ càng ngày càng thích thể hiện sự chống đối và thích gì làm nấy của mình.

Khi thấy con tỏ thái độ hoặc không nghe lời, hãy có biện pháp xử phạt răn đe hợp lý

Khi thấy con tỏ thái độ hoặc không nghe lời, hãy có biện pháp xử phạt răn đe hợp lý

Với một số trẻ, thường các bé sẽ hay tỏ thái độ chẳng hạn như bắt chước lại lời nói, hành vi học của người lớn một cách ngỗ ngược như trợn mắt, lườm, hoặc nói cộc lốc, quát lại người khác. Khi bé có những hành vi này, nếu bố mẹ không kịp thời uốn nắn sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng đó là bé sẽ có thái độ thiếu lễ phép, thiếu tôn trọng người khác và trở nên hỗn hào, láo xược.

 Hãy đừng chủ quan với những dấu hiệu này của bé và kịp thời uốn nắn con ngay

 Hãy đừng chủ quan với những dấu hiệu này của bé và kịp thời uốn nắn con ngay

Vậy bố mẹ phải làm thế nào khi bé có những biểu hiện này? Trước tiên, bé hãy giải thích cho bé hiểu những hành động của bé là không đúng và không được phép làm như vậy. Sau đó, nói cho bé hiểu rằng chỉ những đứa trẻ hư mới làm như vậy và nếu con còn làm vậy sẽ bị phạt về những hành động của mình. Nếu bé còn tiếp tục tái diễn, hãy xử lý nghiêm khắc hơn để bé phải hoàn toàn không dám làm những những hành động đó nữa với mọi người.

Thảo luận bằng facebook