blog

7 phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng  2016

26/06/2016 trong THPT Quốc gia & Đại học 2016

Sau 1 năm áp dụng phương thức tuyển sinh cao đẳng, đại học mới, đến hẹn lại lên, một mùa thi nữa lại bất đầu với những lo lắng, hoang mang của hàng ngàn thí sinh và phụ huynh học sinh. Năm đầu tiên với nhiều bất cập và phản đối, năm nay bộ giáo dục đã có những cải cách đáng kể trong quy trình cũng như chặt chẽ hơn về các phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng 2016. Dưới đây là các phương thức tuyển sinh cao đẳng, đại học được các trường áp dụng trong  trong năm 2016 đã được Megamart tổng hợp:

  1. Xét tuyển hoàn toàn dựa trên kết quả của kì thi THPT Quốc Gia

Cũng giống như năm 2015, đây là phương thức được sử dụng chính trong kì tuyển sinh đại học năm nay. Hầu hết các trường đều dựa vào kết quả kì thi này để đánh giá chất lượng thí sinh và đưa ra mức điểm phù hợp để xét tuyển.  Chính vì vậy, khi tham dự kì thi THPT Quốc gia năm 2016, mỗi một thí sinh sẽ được cấp 4 Giấy chứng nhận kế quả tương ứng với mỗi đợt xét tuyển khác nhau. Giấy báo này được dùng để nộp kèm hồ sơ khi trúng tuyển vào các trường mà các thí sinh đã đăng kí.

Xét tuyển dựa trên kết quả kì thi THPT là phương thức xét tuyển chính của đợt tuyển sinh 2016

Xét tuyển dựa trên kết quả kì thi THPT là phương thức xét tuyển chính của đợt tuyển sinh 2016

Có một lưu ý rằng, kì xét tuyển năm nay sẽ không bị kéo dài như năm ngoái. Thay vì từ 15 ngày đến 20 ngày như năm 2015, thì năm 2016 thời gian xét tuyển sẽ chỉ diễn ra trong vòng 12 ngày cho đợt 1 và 10 ngày cho các đợt xét tuyển tiếp theo. Ở đợt xét tuyển thứ nhất, mỗi thí sinh sẽ được đăng kí tối đa là 2 trường và mỗi trường là 2 ngành đào tạo khác nhau. Với điểm nhấn này, các thí sinh nên lựa chọn 2 nhóm trường khác nhau để có thể tăng tỉ lệ đỗ đợt 1 lên cao nhất. Với các đợt xét tuyển tiếp theo, mỗi thí sinh được đăng kí 3 trường và mỗi trường cũng sẽ là 2 ngành đào tạo.

Cách xét tuyển của phương thức này vẫn giống với quy trình xét tuyển của năm ngoái tức là: Sau khi Bộ giáo dục công bố điểm sàn xét tuyển, các trường này sẽ bắt đầu nhận hồ sơ từ thí sinh. Điểm chuẩn vào trường sẽ được công bố sau nhưng sẽ luôn cao hơn điểm sàn xét tuyển và điểm chuẩn đợt sau luôn cao hơn điểm xét tuyển của đợt trường đó.

  1. Kết hợp sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia và kết quả học bạ bậc THPT 

Bên cạnh phương thức tuyển sinh chính của cả nước năm 2016 – xét tuyển điểm thi của kì thi THPT Quốc gia, thì một số trường còn xét tuyển thí sinh dựa vào kết quả học tập THPT theo học bạ của các nhóm môn thi. Theo các chuyên gia, phương thức này sẽ đánh giá được một cách toàn diện quá trình học tập của một thí sinh bất kì trong 3 năm học THPT từ đó đưa ra được cái nhìn tổng quát về quá trình học tập và cố gắng của thí sinh đó.

Đối với phương thức này, thí sinh sẽ gặp khó khăn hơn trong quá trình xét tuyển, hầu hết các trường đều đưa ra quy định về ngưỡng chất lượng đầu vào hết sức khắt khe. Ở mức sàn được áp dụng nhiều nhất của năm ngoái chính là điểm trung bình cộng tổng kết học tập của 3 năm học phải ở trên mức 6. Năm 2016, chưa có thông tin nhiều về mức điểm sàn của phương thức xét tuyển của từng trưởng tuy nhiên, hứa hẹn sẽ không thể thấp hơn năm 2015.

  1. Tổ chức kì thi đánh giá năng lực

Năm 2015, phương thức xét tuyển này chỉ diễn ra tại Đại học Quốc Gia Hà Nội khi trường tổ chức một kì thi “Đánh giá năng lực” với các thí sinh đăng kí dự thi để xét tuyển sinh cho các trường trực thuộc. Năm nay, ngôi trường này vẫn tiếp tục xét tuyển với phương thức trên.

Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội là trường đầu tiên áp dụng phương thức tuyển sinh này

Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội là trường đầu tiên áp dụng phương thức tuyển sinh này

Một điểm mới, đáng lưu ý trong đợt tuyển sinh năm 2016 chính là, với kết quả của kỳ thi “Đánh giá năng lực” của Đại học Quốc Gia Hà Nội, các thí sinh có thể sử dụng chúng để tiến hành xét tuyển vào 8 trường khác nữa bao gồm các ngôi trường sau: Trường Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng, Trường ĐH Sư phạm Kĩ Thuật Nam Định, Trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường, Trường ĐH Nguyễn Trãi, Trường ĐH Thủ Đô, TRường ĐH Công nghiệp thực phẩm HCM, Trường ĐH Đông Á Đà Nẵng và cuối cùng là Trường ĐH Hòa Bình.

Do kì thi “Đánh giá năng lực” của Đại Học Quốc Gia Hà Nội được diễn ra trước kì thi THPT Quốc gia nên các thí sinh có thể đăng kí tham gia cả 2 kì thi để có được một kết quả khả quan nhất trong mùa thi năm nay.

  1. Kết hợp kết quả thi THPT Quốc gia cùng với kết quả thi năng khiếu

Phương thức tuyển sinh này được coi là phương thức đặc trưng cho các trường khối năng khiếu, nghệ thuật như: Trường Sân khấu điện ảnh, Trường Cao đẳng Múa, ngành Sư phạm mầm non…

Từ năm những năm trước đây, các khối trường văn hóa, nghệ thuật này đã áp dụng phương thức tuyển sinh kết hợp này trong đợt xét tuyển/ thi tuyển của mình. Về điểm xét tuyển, tùy nhu cầu của từng trường về chất lượng học viên thì sẽ có những quy chuẩn về điểm xét tuyển và điểm năng khiếu khác nhau tuy nhiên mức điểm xét tuyển cũng sẽ cao hơn hoặc bằng mức xét tuyển sàn mà Bộ Giáo dục đưa ra. Các mức điểm chuẩn của phương thức tuyển sinh này cũng sẽ được công bố sau mỗi đợt xét tuyển.

Những trường về văn hóa, nghệ thuật vốn đã có truyền thống về phương thức tuyển sinh kết hợp môn năng khiếu

Những trường về văn hóa, nghệ thuật vốn đã có truyền thống về phương thức tuyển sinh kết hợp môn năng khiếu

Có một lưu ý nhỏ dành cho các bạn thí sinh, với phương thức tuyển sinh này, thông thường kết quả thi THPT không quyết định quá nhiều tới kết quả mà chỉ dừng lại ở yếu tố cần, yếu tố quyết định nằm ở bài thi năng khiếu. Các thí sinh hãy chuẩn bị bài thi năng khiếu của mình thật tốt, thật tự tin để có thể đạt được ước mơ nguyện vọng của mình.

  1. Sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia kết hợp với kết quả thi thêm môn chuyên ngành

Do một số đặc thù của một số trường Đại học, trong kì tuyển sinh Đại học, cao đẳng 2016, nhiều trường sẽ áp dụng phương thức hoàn toàn mới - Sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia kết hợp với kết quả  thi thêm môn chuyên ngành để làm thước đo tuyển sinh của mình.

Chính vì thế, sau khi Bộ Giáo dục công bố điểm thi THPT Quốc Gia, các trường này sẽ chủ động tổ chức thêm một môn chuyên ngành nữa để đưa quyết định về kết quả tuyển sinh của mình. Trường áp dụng phương thức tuyển sinh mới này trong năm nay chính là Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trường sẽ tổ chức thi thêm môn Năng khiếu báo với các thí sinh ghi nguyện vọng vào ngành Báo chí. Cụ thể chính là, các thí sinh ghi vào nguyện vọng ngành Báo chí, chuyên ngành Quay phim truyền hình, Báo ảnh sẽ phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp từ đó sẽ quy ra điểm năng khiếu. Đặc biệt, điểm của môn này có yếu tố quyết định khá nhiều đến kết quả trúng tuyển của thí sinh khi điểm sẽ được nhân hệ số 2 trong tổng điểm.

Những trường có đào tạo đặc thù như trường báo thì việc thi thêm môn chuyên ngành là cần thiết trong kết quả đánh giá tuyển sinh

Những trường có đào tạo đặc thù như trường báo thì việc thi thêm môn chuyên ngành là cần thiết trong kết quả đánh giá tuyển sinh

  1. Xét tuyển theo nhóm trường

Đây là một điểm mới trong kỳ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm nay. Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường tổ chức xét tuyển theo nhóm trường – Các trường thuốc các nhóm về Kinh tế, kĩ thuật  sẽ cùng thực hiện xét tuyển với 1 tiêu chí chung. Đây được coi là một điểm cải thiện giúp mang lại nhiều lợi ích cho các thí sinh trong đợt tuyển sinh năm nay.

Việc tạo ra các nhóm trường giúp cải thiện khả năng liên kết và giúp thí sinh thuận lợi hơn trong quá trình đăng kí xét tuyển

Việc tạo ra các nhóm trường giúp cải thiện khả năng liên kết và giúp thí sinh thuận lợi hơn trong quá trình đăng kí xét tuyển

Lợi thế của việc đăng kí xét tuyển theo nhóm trường chính là các thí sinh sẽ có thể sử dụng tối đa số ngành quy định trong từng đợt xét tuyển. Ví dụ, đối với đợt xét tuyển thứ 1, mỗi thí sinh được được đăng ký tối đa 4 ngành, thì có thể đăng ký vào 4 trường khác nhau trong nhóm hoặc đăng ký vào 3 trường khác nhau nếu đăng ký 1 ngành vào 2 trường và 2 ngành còn lại vào cùng 1 trường. Đối với các đợt xét tuyển bổ sung tiếp theo, mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 6 ngành, thì có thể đăng ký vào 6 trường khác nhau trong nhóm. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2. Ngoài ra, các thí sinh sẽ vẫn có quyền xét tuyển vào các trường khác ngoài nhóm.

Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 2 nhóm trường được thành lập. Nhóm trường đầu tiên là nhóm trường GX do Đại học Bách Khoa Hà Nội chủ trì với 11 trường thuộc nhóm và nhóm trường GX thứ 2 là nhóm trường gồm các trường Đại học tại thành phố Đà Nẵng.

  1. Tuyển thẳng

Phương thức này đối với nhiều bạn thì vừa lạ mà vừ quen. Lạ là do năm ngoái – 2015 không áp dụng phương thức tuyển sinh này. Quen là do, phương thức này cũng đã được từng áp dụng với một số trường Đại học với một số đối tượng ưu tú trước đây.

Năm nay, khi được quy chuẩn hóa, phương thức này được rất nhiều trường áp dụng bằng cách đưa ra các quy định về tuyển thẳng. Đại diện trong số đó có các trường như: Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa, Đại Học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Y Hà Nội….

Tuyển thẳng luôn là niềm tự hào của các học sinh trường chuyên có thành tích tốt trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp

Tuyển thẳng luôn là niềm tự hào của các học sinh trường chuyên có thành tích tốt trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp

Tham khảo một số quy chuẩn tuyển thẳng.

Đại học ngoại thương:

  • Thí sinh đoạt giải: Nhất, nhì, ba trong kì thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 các môn: Toán; Lý; Hóa; Tin học; Văn học
  • Thí sinh đoạt giải: Nhất, nhì, ba trong các môn chuyên ngoại ngữ: Anh, Trung, Nhật, Pháp, Nga
  • Thí sinh đoạt giải: Nhất, nhì, ba trong các cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia
  • Thí sinh đã tốt nghiệp Trung học, sau kì thi THPT Quốc Gia nằm trong cụm thi do các trường Đại học chủ trì, có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí chung của Bộ GD & ĐT.

Đại học quốc gia Hà Nội:

  • Sẽ tuyển thẳng những thí sinh là học sinh xuất sắc tại các trường THPT chuyên trên cả nước và đạt giải chính thức trong kì thi học sinh giỏi THPT cấp Đại học Quốc Gia.
  • Thí sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi trở lên, có hạnh kiểm cả 3 năm học THPT đạt loại tốt…

Đây được coi là phương thức tuyển sinh khó nhằn nhất và chỉ phù hợp với đối tượng các học sinh ở mức độ giỏi.

Một số lưu ý trong quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2016

Ngoài các phương thức tuyển sinh, điều các thí sinh và phụ huynh nên biết chính là các quy chế của tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2016 để tránh các trường hợp hợp không hay trong quá trình xét tuyển.

  • Giống như năm 2015, thí sinh chỉ có thể nộp đăng kí xét tuyển và phí dự tuyển trực tuyến hoặc thông qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh
  • Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện thực tế của mỗi trường mà có thể đưa thêm các quy định về phương thức tiếp nhận đăng ký xét tuyển tuy nhiên cần phải đảm bảo yêu cầu: Không gây khó khăn cho thí sinh cũng như không gây tốn kém chi phí, bức xúc cho xã hội.
  • Điểm xét tuyển sẽ được tính theo tổng điểm của các môn thi theo từng tổ hợp. Điểm sẽ được làm tròn đến 0.25
  • Vẫn giống như năm 2015, mức điểm sàn với phương án xét tuyển kết quả học tập THPT mà bộ GD&ĐT đưa ra là 6. Đây là điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn được dùng trong xét tuyển. Năm nay sẽ không có điểm sàn xét tuyển học bạ đối với Cao đẳng, ngưỡng đảm bảo đầu vào của hệ Cao Đẳng sẽ là điểm sàn tốt nghiệp THPT.
  • Các trường buộc phải cập nhật dữ liệu đăng ký xét tuyển lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia để thí sinh và phụ huynh có thể theo dõi một cách nhanh nhất.
  • Sau mỗi đợt xét tuyển, các Trường đại học phải công bố trên trang thông tin điện tử của trường cũng như các phương tiện thông tin đại hung về kết quả điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển. Đồng thời phải gửi kết quả tuyển sinh về bộ GD&ĐT.

Chưa bao giờ những kì tuyển sinh Đại học, Cao đẳng là đơn giản và dễ dàng, năm 2016 cũng không nằm ngoại lệ. Để có thể trở thành sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng mà mình mong muốn các thí sinh cần nắm rõ hình thức tuyển sinh của mỗi trường và lựa chọn sao cho thật phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình.

Thảo luận bằng facebook