Các bệnh thường gặp khi cho bé tập bơi và cách phòng tránh
Mùa hè rất nhiều phụ huynh cho bé tập bơi bởi đây vừa là một môn thể thao rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ vừa có thể mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận khi bơi ở những bể bơi công cộng, trẻ sẽ rất dễ mắc phải những bệnh thường gặp phải khi đi bơi.
- 28 điều người Nhật dạy con không bao giờ thừa (Phần 1)
- Top 10 bộ đồ chơi Lego gắn liền với những bộ phim nổi tiếng (P1)
- Tất tần tật về kĩ năng sử dụng đồ chơi bố mẹ cần dạy trẻ
Trẻ nhỏ thường dễ mắc những bệnh thường gặp ở bể bơi hơn so với người lớn bởi sức đề kháng trẻ còn yếu và hệ miễn dịch cũng chưa đủ khả năng chống lại những bệnh dễ mắc ở bể bơi. Bố mẹ hãy chú ý những bệnh thường dễ gặp phải khi cho trẻ đi bơi và cách để phòng tránh nhé.
Bệnh đau mắt đỏ
Trong các bệnh thường gặp ở bể bơi, bệnh dễ mắc phải ở trẻ nhỏ nhất có lẽ là bệnh đau mắt đỏ. Trong môi trường nước ở bể bơi, thường có nhiều chất gây cay mắt và dễ làm lây lan bệnh đau mắt đỏ. Đặc biệt, những bể bơi công cộng vệ sinh kém thì càng dễ làm trẻ nhỏ bị lây đau mắt đỏ từ người khác.
Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ khi đi bơi, bố mẹ nên cho bé đeo kính bơi để bảo vệ đôi mắt. Cần chú ý lựa chọn những loại kính bơi chất lượng, có khả năng bảo vệ nước không vào mắt bé khi bơi đồng thời có khả năng chống lại tia UV trong ánh nắng thì càng tốt. Sau khi bơi xong, nên nhỏ mắt cho bé bằng nước muối sinh lý có bán tại các hiệu thuốc, an toàn và hiệu quả để bảo vệ đôi mắt trẻ.
Các bé đi bơi sẽ rất dễ bị lây đau mắt đỏ từ nước hồ bơi
Ngoài ra, để giữ gìn và tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ cho nhiều người, những ai đang bị mắc bệnh cũng không nên đi bơi và không nên xuống bể bơi bởi vừa khiến người bệnh lâu khỏi bệnh, mà còn lây bệnh sang cho nhiều người khác. Nếu bơi ở những bể bơi kém chất lượng, lạm dụng hóa chất làm sạch bể sẽ dễ gây những hiện tượng như khô mắt, mắt đỏ, cay mắt… Nếu thấy trẻ có những biểu hiện này, bố mẹ nên tìm một bể bơi khác chất lượng hơn cho bé tập bơi.
Bệnh viêm tai
Cùng với đau mắt đỏ, bệnh viêm tai cũng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi bơi ở bể bơi. Lý do trẻ dễ mắc bệnh viêm tai khi đi bơi là do tai khôngđược bảo vệ làm nước lọt vào và gây ra các bệnh viêm tai và còn ảnh hưởng đến mũi và đường hô hấp của trẻ.
Khi bơi ở những bể bơi công cộng, những vi khuẩn, nấm mốc trong nước ở hồ bơi sẽ dễ bị đọng lại trong tai và nếu không vệ sinh sạch sẽ đúng cách sẽ gây ra bệnh viêm tai ngoài ở trẻ. Nguy hiểm hơn, nếu bố mẹ không chú ý và chữa trị kịp thời, còn có thể gây viêm nhiễm nặng hơn và thậm chí ảnh hưởng đến thính giá của trẻ kém đi rất nhiều.
Để tránh bị viêm tai khi cho bé đi bơi, bố mẹ nên chú ý khi bé có biểu hiện lở loét, ngứa tai
Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện bị ngứa tai, hay khi bị lở loát ở tai do gãi thì nên cho bé đi khám chuyên khoa tai mũi họng để đề phòng và chữa bệnh viêm tai ngoài kịp thời cho trẻ. Không nên ngoáy tai cho trẻ, nhất là dùng bông ngoáy tai quá to so với tai trẻ nhỏ càng khiến cho chất bẩn và vi khuẩn bị đẩy vào bên trong và sinh sôi nảy nở nhiều hơn.
Bố mẹ cũng không cần quá lo lắng cách bảo vệ tai cho trẻ khi cho bé tập bơi, chỉ cần chú ý nếu bé có hiện tượng đau, ngứa tai hoặc tai chảy nước khi ngừng bơi thì cần đến khám bác sĩ để có thể bảo vệ đôi tai của trẻ,
Bệnh phụ khoa
Trong nước bể bơi có chứa nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh cho trẻ khi đi bơi, trong đó có cả những bệnh liên quan đến bệnh phụ khoa nếu không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi bơi. Vi khuẩn, nấm, vi trùng… sẽ dễ dàng tấn công cơ thể khi cơ thể trẻ tiếp xúc với nước hồ bơi, và có thể gây ra hiện tượng ngứa, khó chịu do bị nhiễm nấm, viêm nhiễm phụ khoa.
Bệnh phụ khoa cũng là bệnh trẻ có thể mắc phải khi đi bơi
Nếu trẻ có dấu hiệu của bệnh này mà bố mẹ không chú ý điều trị sớm để chữa dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Đặc biệt, có những dấu hiệu chứng tỏ bệnh của trẻ đã ngày càng trở nên nặng hơn mà bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu không muốn những hậu quả nguy hiểm. Đó là đi tiểu ra máu, khó chịu khi đi vệ sinh, tiểu buốt, viêm bộ phận sinh dục, ngứa và khó chịu…
Tóc khô và rụng nhiều
Không hẳn là một bệnh nhưng những triệu chứng khô và rụng tóc nhiều cũng là tình trạng nhiều bé gặp phải khi đi bơi. Những hóa chất thường dùng để khử trùng bể bơi và làm sạch nước bể bơi sẽ làm cho tóc của bé trơ nên khô cứng, thô xơ dẫn đến rụng nhiều tóc.
Đội mũ bơi cho bé để bảo vệ tóc khi đi bơi
Vì vậy, khi đi bơi, bố mẹ nên chú ý đội mũ bơi cho bé hoặc bảo vệ tóc không bị dính nước ở bể bơi. Hoặc khi bơi xong, hãy gội đầu cho bé với dầu gội và nước sạch để có thể bỏ hết nước ở bể bơi ngấm vào tóc càng làm tóc bị khô xơ và rụng nhiều hơn.
Bệnh viêm da
Bên cạnh ảnh hưởng đến tóc, da khi tiếp xúc với nước ở bể bơi cũng sẽ dễ bị nhiễm bệnh viêm da. Các loại hóa chất trong nước bể bơi thường sẽ dễ gây viêm da tiếp xúc đặc biệt là những làn da nhạy cảm của trẻ con.
Khi tiếp xúc với nước ở bể bơi, các vùng da mỏng và dễ bị dị ứng như cánh tay, nách, bẹn, mặt trong đùi sẽ dễ xuất hiện những triệu chứng điển hình của bệnh viêm da như da bị đỏ, ngứa, và có thể còn bị các nốt mụn nước nhỏ mọc lấm tấm trên da.
Những bé da nhạy cảm càng dễ bị viêm da hơn khi đi bơi
Để tránh bị những tình trạng này, bố mẹ nên chú ý trước khi xuống bể bơi tráng qua người cho bé bằng nước sạch, và sau khi tắm xong tráng lại nước và dùng xà phòng để loại bỏ hết nước ở bể bơi khỏi người bé. Ngoài ra, ngoài thủ phạm gây viêm da là nước ở hồ bơi, cũng không nên thuê đồ bơi đã được dùng cho bé mà nên chuẩn bị riêng quần áo bơi cho con, tránh dị ứng và các bệnh lây nhiễm.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng cũng là một bệnh dễ bị lây khi đi bơi ở bể bơi công cộng. Bệnh này thường lây qua dịch mũi họng của trẻ và bắn trực tiếp qua người khác nếu đứng gần hoặc tiếp xúc qua tay chân của trẻ khi chạm vào người khác.
Khi ở trong hồ bơi đông đúc, tập trung mật độ trẻ con đi bơi rất đông, càng dễ lây bệnh cho trẻ nếu có trẻ bị bệnh này đến hồ bơi. Nếu tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh thì nguy cơ bị lây bệnh sẽ cao hơn, nghĩa là virus tay chân miệng có thể sẽ nhiễm vào nước sau đó theo nước vào miệng của trẻ. Nhưng khó khăn hơn khi lây qua tiếp xúc trực tiếp vì khi nhiễm vào nước thì chất sát khuẩn sẽ có thể bị mất đi. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên đề phòng chọn bể bơi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ tập bơi.
Bé có thể bị lây tay chân miệng khi đi bơi ở bể bơi công cộng
Ngoài ra, để đảm bảo khi cho bé tập bơi ở bể bơi không bị mắc các bệnh trên, bố mẹ cũng chú ý không cho trẻ đi bơi khi trẻ có sức khỏe yếu vì sẽ dễ lây bệnh hơn, nhất là những khi trẻ đang bị xây xước, cảm cúm, ngạt mũi… và sau khi bơi cần tắm gội thật sạch và lau người khô. Đồng thời, tránh thời điểm vào những khung giờ nắng to như trưa hay đầu giờ chiều để cho trẻ đi bơi.