blog

Cần chú ý gì với 3 mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh

27/10/2015 trong Tư vấn

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, hầu hết các bậc cha mẹ đều luôn cố gắng chăm chút cẩn thận cho con từ từng bữa ăn, giấc ngủ, cho con tắm, vệ sinh cho con. Nhưng có một điều còn ít người chú ý đến đó là cho con chơi như thế nào?

Có một câu hỏi đặt ra đó là trẻ sơ sinh đã có thể chơi đồ chơi hay chưa? Nhiều phụ huynh cho rằng đồ chơi với trẻ sơ sinh là không quan trọng bởi trẻ còn quá nhỏ và chưa nhận biết được các món đồ chơi khác nhau nên chơi loại nào cũng như nhau.

Nhưng thực chất, nhiều cha mẹ không biết rằng, đồ chơi không chỉ là một món đồ để thu hút sự chú ý của bé, hoặc chỉ để bé giải trí và chơi đùa, mà đồ chơi còn giống như một người bạn đầu đời, mang đến cho bé nhiều bài học giá trị và những lợi ích khác có ích cho quá trình phát triển theo từng giai đoạn của bé.

Dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Điều quan trọng nhất đối với các bé trong giai đoạn 6 tháng tuổi đó là phát triển các giác quan của bé. Khi bước sáng tháng thứ 6, bé đã có thể lẫy, ngồi dậy và đôi mắt bé luôn háo hức về mọi thứ xoanh quanh mình. Bé đã có thể hiểu được những gì ở bên trong và bên ngoài trong không gian, có thể cười với mọi người và biểu đạt cảm xúc thông qua việc nhận biết giọng nói và tiếng cười của mọi người trong gia đình.

Bé giai đoạn 6 tháng tuổi nên chơi với bóng hoặc xúc xắc có thể phát nhạc, âm thanh vui nhộn

Bé giai đoạn 6 tháng tuổi nên chơi với bóng hoặc xúc xắc có thể phát nhạc, âm thanh vui nhộn

Người bạn đồ chơi thích hợp nhất với bé trong giai đoạn này chính là những quả bóng, xúc xắc, các con vật có màu sắc, hình thù vui nhộn, lục lạc, đàn phát nhạc... Ngoài ra những đồ chơi này vừa có thể phát triển cả kĩ nặng vận động tinh và vận động thô rất tốt cho bé.

Dành cho trẻ từ 9 tháng tuổi

Với những bé từ 9 tháng tuổi trở lên, tại giai đoạn này bé đã dành được nhiều sự phát triển vượt bậc như đã có thể tự đứng lên trên đôi chân của chính mình. Có thể nhiều bé còn lo sợ hoặc đứng chưa vững, nhưng hầu hết trong giai đoạn này, bé đã có những sự phát triển vượt trội về khả năng vận động của cơ thể.

Trẻ 9 tháng tuổi rất tò mà và thích khám phá mọi thứ xung quanh

Trẻ 9 tháng tuổi rất tò mà và thích khám phá mọi thứ xung quanh

Ngoài ra, khả năng ngôn ngữ và biểu đạt cảm xúc của bé cũng phong phú hơn nhiều với những cử chỉ như giơ tay ra phía trước đòi bế, hoặc chỉ tay vào vật nào đó khi bé muốn. Ở giai đoạn này, bố mẹ nên chăm chỉ giao tiếp với bé nhiều hơn, và dạy cho bé ghi nhớ những điều xung quanh để thực hành cho bé làm quen với những từ ngữ quen thuộc.

Bố mẹ nên cho bé đi xe đẩy hoặc xe tập đi thích hợp với sự phát triển của bé

Bố mẹ nên cho bé đi xe đẩy hoặc xe tập đi thích hợp với sự phát triển của bé

Trong độ tuổi này, bé sẽ rất thích thú với những món đồ chơi phát nhạc, phát sáng, xe tập đi, những món đồ chơi được treo lên hoặc có nhiều màu sắc vui nhộn. Bố mẹ cũng chú ý tăng cường khả năng vận động của bé đồng thời giúp bé phát triển các kĩ năng quan trọng như kĩ năng vận động thô, kích thích sự tò mò, khám phá thế giới xung quanh của bé, rèn luyện cho bé sự tự tin với những món đồ chơi thông minh có thể lôi cuốn bé.

Dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi

Khi bước vào giai đoạn được 12 tháng tuổi, đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Bé đã có nhiều sự thay đổi trong độ tuổi sơ sinh nên đã thể hiện được một sự tự lập nhất định mà đôi khi có thể khiến bố mẹ cảm thấy hụt hẫng bởi trẻ không còn đòi mẹ bồng bế như giai đoạn nhỏ hơn.

Ở giai đoạn bước vào 1 tuổi, bé đã có thể tự mình lấy đồ chơi ra và để lại chúng vào vị trí cũ. Bé cũng đã có thể hiểu được một số hình ảnh và kí hiệu mà mọi người xung quanh chỉ ra đồng thời nhận diện được một số đồ vật và sự việc quen thuộc.

Bé 1 tuổi thích chơi những món đồ chơi có thể kéo theo hoặc có nhiều chi tiết bắt mắt

Bé 1 tuổi thích chơi những món đồ chơi có thể kéo theo hoặc có nhiều chi tiết bắt mắt

Tuy đến giai đoạn này bé đã phát triển hoàn thiện hơn nhưng bố mẹ cũng đừng quên cho bé hoạt động nhiều hơn với những món đồ chơi phát triển kĩ năng vận động, chẳng hạn như xe kéo, xe tập đi, xe đẩy, hoặc tham gia vào trò chơi mà bé sẽ nhập vai để bắt chước lại hành động, cử chỉ của người lớn để tăng cường khả năng giao tiếp của trẻ.

Bé nên chơi những loại đồ chơi học thêm kiến thức mới và các kĩ năng vận động

Bé nên chơi những loại đồ chơi học thêm kiến thức mới và các kĩ năng vận động

Những món đồ chơi như đồ chơi xếp hình, đồ chơi lắp ghép, đồ chơi gỗ... cũng đã có thể được bố mẹ cho bé làm quen dần với mức độ đơn giản phù hợp với độ tuổi của bé. Bé cũng đã có thể làm quen với những món đồ chơi học kiến thức mới như các loài động vật, các loại xe, phương tiện giao thông, các hoạt động quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tốt nhất trong giai đoạn này bố mẹ nên chọn cho con những món đồ chơi thông minh có thể cân bằng giữa phát triển trí tuệ và phát triển thể chất của bé.

Thảo luận bằng facebook