Mẹ dạy con không sống ảo như thế nào
Xã hội ngày càng hiện đại, kéo theo đó là những tiện ích và hiệu quả của các sản phẩm công nghệ có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến người lớn mà còn tác động đến cả trẻ em, thế hệ làm chủ đất nước tương lai. Nhưng không phải nó không có những mặt hại đối với sự phát triển của trẻ em ngày nay. Nhìn vào mặt trái của sự thật về những món đồ công nghệ hiện đại, chắc hẳn không ít người trong chúng ta không cảm thấy đáng buồn trước thực trạng trẻ ham chơi điện tử, nghiện game và đắm mình vào thế giới của những trò chơi điện tử dần dần làm mất đi tuổi thơ và quên lãng cuộc sống thật. Điều này đã gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng, thậm chí rất nhiều trường hợp vì quá say mê với thế giới ảo đã gây ra những hành vi phạm pháp ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ.
Đam mê trò chơi điện tử khiến con xao nhãng học hành
Trẻ em ngày nay được tiếp xúc với internet, mạng xã hội, game online từ rất nhỏ và trẻ dường như sẽ có thể đam mê, thích thú với chúng mà quên ăn quên ngủ nếu bố mẹ không có một giới hạn nhất định dành cho những hoạt động của trẻ với máy tính, điện thoại smartphone hay tablet. Hiện nay, không chỉ những trẻ gia đình có điều kiện như thời xưa mới có thể sở hữu những món đồ công nghệ hiện đại, hầu như nhiều trẻ em ngày nay, đặc biệt là trẻ ở thành phố thường dễ dàng có thể sở hữu một chiếc điện thoại, máy tính bảng, hay máy tính… để có thể truy cập vào mạng và thỏa sức làm những gì mình muốn. Nếu bố mẹ không kiểm soát những hành vi của trẻ ở trên mạng, thì không thể hình dung được những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ như thế nào với rất nhiều những hình ảnh, trang web đồi trụy, bạo lực tràn lan trên mạng bây giờ.
Trò chơi điện tử không còn là trò giải trí dành cho trẻ nhỏ
Ở mức độ ảnh hưởng nhẹ, nhưng tình trạng sống ảo và phụ thuộc quá nhiều vào mạng internet cũng đã khiến cho trẻ có những hành vi ảnh hưởng xấu đến nhân cách, đạo đức trong quá trình phát triển và hình thành tính cách của bản thân. Dễ hình dung nhất cho những ảnh hưởng này đó là trẻ có thể sẽ mắc phải những lỗi như nói dối, lười học, hay ăn cắp tiền của bố mẹ, người quen để lấy tiền đi chơi điện tử. Nguy hiểm hơn, bé còn có thể gặp phải những triệu chứng nguy hiểm do mạng xã hội đem lại như trầm cảm, tự kỉ, có những hành vi đi ngược đạo đức, lối sống lành mạnh và gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà không ai có thể lường trước được. Không ít những vụ việc được phát hiện do trẻ nghiện game dẫn đến chết gục trên bàn phím, bỏ nhà đi, đánh nhau, thậm chí giết bạn chỉ vì những xích mích trên mạng… Điều đáng nói nữa là tình trạng chửi bậy, nói tục, ăn nói thiếu văn hóa ở trẻ em rất nhiều hiện nay cũng phần lớn là các em học được trên mạng xã hội.
Mạng xã hội khiến con bạn sống ảo
Đã đến lúc bố mẹ cần quan tâm đến sự phát triển tốt nhất dành cho con cái của mình, đừng để trẻ đắm mình vào thế giới ảo với những yếu tố có tác động nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ mà đến lúc quá muộn sẽ không thoát được ra. Hãy dạy con cái mình biết cách sống với thế giới thật nhiều hơn và quan tâm đến cuộc sống xung quanh mình thay vì say mê với những gì là ảo và không có thật trên mạng. Không chỉ quan tâm đến tình hình học tập, điểm số ở trường lớp của con cái, tất cả phụ huynh cũng nên quan tâm đến tâm tư, tình cảm, sở thích của con em mình. Những đứa trẻ thường xuyên tìm niềm vui trên mạng, qua những trò chơi điện tử, game online hầu như đều không được bố mẹ quan tâm sát sao, chỉ dạy đúng cách và mới đắm mình vào thế giới ảo lúc nào không hay.
Chính vì vậy, bên cạnh những giờ học tập, bố mẹ cũng nên tìm thời gian chơi với con của mình, đặc biệt nên cho trẻ chơi những món đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi lắp ghép, đồ chơi mô hình nhà cửa, kiến trúc, vũ trụ… có tác dụng phát triển trí não và khả năng tư duy của trẻ ngay từ khi còn nhỏ để trẻ có thể tìm thấy niềm vui và sự sáng tạo cùng những trò chơi cũng như tăng khả năng hòa đồng trong thế giới thực hơn là chạy theo những ảo ảnh trên mạng.
Thông qua những trò chơi bổ ích và phù hợp với lứa tuổi của trẻ, các phụ huynh có thể gắn kết với con mình nhiều hơn, dạy cho con những bài học và chia sẻ, trao đổi nhiều hơn chứ không để con mình bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu trên mạng. Bố mẹ hãy dành thời gian quan tâm con nhiều hơn và dạy con đúng cách, đừng để thế giới ảo cướp mất con mình và để những hậu quả đáng tiếc phải xảy ra với con mình vì sống ảo.