Đồ chơi công nghệ - Một lợi, nhiều hại
Xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là những biến đổi về suy nghĩ của các bậc phụ huynh về chọn đồ chơi cho con, cho con chơi gì. Đặc biệt là khi thiết bị điện tử có những bước phát triển vượt bậc như ngày nay. Trẻ em không được chơi các trò chơi dân gian nữa, những món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của ông bà, bố mẹ cô chú chúng các đây vài chục năm. Mà thay vào đó nào là Fruit Ninja, Candy Crush,… nào là Ipad, Smartphone, wii. Cũng biết là sự phát triển đem đến văm minh cho nhân loại, đồ chơi công nghệ giúp bé trở lên thông minh, tiếp cận sớm với công nghệ, điện tử. Tuy nhiên, liệu bố mẹ các bé có thể biết hết được những tác động tiêu cực của đồ chơi công nghệ đến bé, có thể sẽ trở thành lợi bất cấp hại. Sau đây Megamart xin phân tích “Những hạn chế của đồ chơi công nghệ đến sức khỏe trẻ nhỏ” để các mẹ có thể quyết định có nên cho bé tiếp tục chơi loại đồ chơi này hay không hay dùng với thời lượng nào là hợp lý.
Giảm khả năng vận động
Điểm có thể nhận thấy sự khác biệt đầu tiên của đồ chơi công nghệ với các loại đồ chơi bình thường khác. Đó là mức độ vận động, nếu như trẻ sử dụng đồ chơi công nghệ, bé sẽ không cần di chuyển trong suốt quá trình giải trí của mình, bé có thể ôm máy tính bảng, điện thoại cả ngày trên giường mà không biết chán. Ngược lại, trẻ chơi các đồ chơi khác loại thì cần vận động khá nhiều. Qua đó, trẻ trở lên hoạt bát, các kỹ năng vận động thô và vận động tinh được hoàn thiện đáng kể so với những đứa trẻ khác.
Cảm giác khó gần
Vì trẻ đã quen chơi bằng việc tương tác với máy tính, điện thoại, mà đối tượng không phải là người xung quanh, cha mẹ hay là bạn bè cùng trang lứa. Do đó, mà khoảng cách giữa bé và người xung quanh càng trở lên tách biệt. Đôi khi sở thích được vui chơi hòa đồng với bạn bè xung quanh không còn là điều mà bé mong muốn nữa, từ đó làm trẻ trở lên cô lập với mọi người, hạn chế đến khả năng giao tiếp. Cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tự kỷ ở trẻ em hiện nay.
Giảm thị lực
Nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại, máy tính bảng nhiều sẽ ảnh hưởng nhiêm trọng đến thị lực của trẻ nhỏ. Các nhà khoa học cho rằng: đối với trẻ dưới 6 tuổi việc sử dụng thiết bị điện tử 30 phút trên ngày đã ảnh hưởng đến khả năng quan sát của bé. Ngoài ra, các nhà khoa học còn khuyên không cho trẻ dưới 6 tuổi sử dụng kính 3D do mắt của trẻ nhỏ thời điểm này vẫn chưa được hoàn thiện hoàn toàn về khả năng điều tiết, và khá dễ bị tổn thương nếu bé nhìn liên tục vào màn hình điện tử, không thay đổi điểm quan sát sẽ làm mắt bé gặp khó khăn nếu phải quan sát xa. Còn đối với trẻ thường xuyên được bố mẹ đưa đi chơi ngoài trời, tham gia các hoạt động vận động thể chất thì sẽ là điều kiện lý tưởng để hoàn thiện thị lực của bé.
Sống trong thế giới ảo
Cho dù bé nhà bạn ở lứa tuổi nào, thì việc sử dụng đồ chơi điện tử cũng làm bé chìm đắm trong thế giới ảo, sức hút từ game, và các trò giải trí làm bé không còn hứng thú với công việc xung quanh mà thay vào đó sẽ là một trò chơi yêu thích, một nhân vật nhập vai bé thần tượng. Nếu điều này kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến học tập mà còn là tuổi thơ hồn nhiên mà bé đáng được hưởng.
Tác động đến phát triển ngôn ngữ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kết quả học tập, khả năng giao tiếp của trẻ sử dụng đồ chơi công nghệ thấp hơn nhiều so với trẻ không sử dụng. Điều này có thể lý giải ở mặt: trẻ em sử dụng đồ chơi công nghệ, ngoài tương tác bằng tay, và mắt quan sát thì bé không phải làm bất cứ việc gì khác. Trong đó trẻ em bình thường khác, khi chơi bé thường xuyên có cơ hội giao tiếp, trao đổi, vận động với những đứa trẻ và người xung quanh, từ đó giúp bé trở lên năng động, và trở lên hòa đồng hơn.
Không hứng thú với việc đọc sách
Một khi đã sử dụng thiết bị thông minh, chơi trò chơi điện tử, bé sẽ không còn hứng thú với việc đọc sách, mặt dù công việc này có thể thực hiện khá đơn giản trên các thiết bị số. Mà ít đọc sách sẽ làm vốn từ của bé bị giảm đáng kể, không chỉ làm hạn chế khả năng giao tiếp, mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển lâu dài của trẻ sau này.
Kết quả học tập
Vì quá trú tâm đến các trò chơi trên thiết bị số mà trẻ dường như bỏ bê nhiệm vụ chính nữa của bé là học tập. Đây là một hệ lụy khá khó khắc phục, bởi một khi đã trở thành "con nghiệm" của trò chơi điện tử thì học tập như một việc ép buộc đối với trẻ, nó trở lên nặng nề và rất khó có thể đạt được kết quả tốt.
Như vậy, ngoài tác dụng giúp trẻ được tiếp cận sớm với công nghệ, trẻ trở lên thông minh hơn thì việc sử dụng đồ chơi công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Trẻ sẽ không có được những phút giây đùa vui, tinh nghịch với những đám bạn mà thay vào đó là khoảng thời gian ngồi nhà ôm máy tính, smartphone,… Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, trẻ dưới 6 tuổi đang rất cần hoàn thiện về các giác quan, cũng như nhận biết về cuộc sống xung quanh. Để có thể có những ứng xử linh hoạt trong cuộc sống sau này của trẻ.
Vì vậy, các mẹ không nên cho bé sử dụng đồ chơi công nghệ khi còn quá nhỏ. Kiểm soát thời lượng sử dụng loại đồ chơi này ở mức hợp lý. Nên hướng cho bé đồ chơi ngoài trời, đồ chơi kết hợp cả tư duy sáng tạo, và chơi với bạn bè xung quanh như: đồ chơi gỗ, đồ chơi xếp hình, hay đồ chơi Lego thông minh. Các mẹ hãy thể hiện mình là bà mẹ thông thái trong cả chăm sóc trẻ lẫn trọn đồ chơi, phương pháp chơi khoa học nhất cho bé nhà mình.