Hài hước một số bài văn tả đồ chơi mà em yêu thích
Thời gian gần đây, chúng ta đã được chứng kiến không ít những bài văn hài hước, bất hủ với khả năng gây cười vỡ bụng của các em học sinh được chia sẻ nhau rất nhiều trên mạng.
- Các loại đồ chơi nấu ăn siêu lạ đến từ Nhật
- Top những bộ đồ chơi nấu ăn mà bé gái nào cũng mơ ước (P1)
- Tự làm đồ chơi đất nặn cho bé – không khó như các mẹ thường nghĩ
Bài văn tả bố dưới con mắt trong sáng của trẻ nhỏ
Ví dụ như, cậu bé mô tả ông bố lười của mình ngôn từ rất trong sáng và ngây thơ rất được mọi người tấm tắc “"Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Đến bà là người to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả gia đình cùng dọn, bố trả (chả) dọn rồi xuống chat Za lô (Zalo) với học sinh. Em bé còn phải đút xoài cho bố, từ nay em không làm ô xin nữa. Em rất yêu vừa chứ không yêu lắm".
Hay chẳng hạn gây xôn xao cộng đồng không kém là bài văn của một em bé tả người thân trong gia đình với câu văn "Lúc đánh em, mặt mẹ như con "khủng long" đang định vồ lấy em để ăn thịt” khiến cho ai đọc được cũng đều bật cười. Hoặc có cậu bé cũng tả về mẹ có đoạn "Mẹ em làm nghề quảng cáo, chuyên thích lượn ngoài đường, không thích ở nhà, suốt ngày go on facebook và lười làm việc nhà".
Tả người đã "bá đạo" vậy tả đồ chơi sẽ như thế nào?
Đó là tả người, còn tả vật thì các em sẽ tả ra sao? Megamart cũng xin giới thiệu một số bài văn tả món đồ chơi yêu thích, một vật mà đứa trẻ nào cũng có và luôn được chúng nâng niu, yêu quý để xem tâm tư tình cảm của trẻ em ngày nay và chúng thường chơi những loại đồ chơi gì nhé.
Có một cậu bé mô tả “Vào lần sinh nhật lần thứ chín, em được bác tặng cho một con rô- bốt. Đây là món đồ chơi đẹp nhất mà em có. Đầu con rô – bốt to hơn quả cam sành”. Một sự so sánh rất thú vị và hài hước.
Các bé trai thường thích chơi những trò chơi robot, siêu nhân, ô tô... và hào hứng mô tả đồ chơi của mình với sự mạnh mẽ của các nhân vật “Anh có thân hình to con. Thế nhưng đừng coi thường dáng đi của anh, trông anh như thế nhưng mà anh bước đi rất nhanh. Em rất yêu quý anh rô- bốt của em. Em ước mình sẽ là một nhà sản xuất để chế tạo ra những con rô- bốt khác”.
Còn các bé gái thường có khuynh hướng thích những món đồ chơi búp bê, gấu bông, đồ hàng nhưng càng ở thành phố phát triển thì những món đồ chơi lại ngày càng hiện đại và cầu kì hơn. Như búp bê phát nhạc của cô bé này “Mẹ em nói rằng ngay từ ngày còn bé tí, em đã tỏ ra thích những đồ chơi phát ra những tiếng nhạc. Một lần, trước rằm Trung thu, trong một chuyến đi công tác ở thành phố Hồ Chí Minh, bố đã mua cho em một con búp bê nhựa có gắn bộ phận điện tử và một bộ phận chạy bằng pin. Một thứ đồ chơi em thích nhất từ trước tới nay.” Cô bé này cũng rất thật thà “Tôi tự hào về nó lắm. Bởi vậy mà số tiền mẹ cho ăn sáng, bao giờ tôi cũng dành lại một phần để mua pin, phục vụ cho những trò chơi láu lỉnh của búp bê. Buổi tối nằm ngủ, tôi thường để nó ở đầu giường và không quên đắp cho nó “tấm chăn ấm” mà tôi tự làm tặng búp bê.”
Các bé gái thường thích chơi những trò chơi có thể chăm sóc, trò chuyện cùng những nhân vật trong trò chơi, như là bài văn “Đã là trẻ con ai cũng phải có đồ chơi. Còn tôi, tôi có cả một thế giới đồ chơi búp bê, gấu bông, xếp hình…Nhưng đồ chơi mà tôi thích nhất là một chú gấu bông tên là Mi – lu. Những khi bố mẹ vắng nhà, em thường chơi với chú gấu trúc. Em có cảm giác như chú đang mỉm cười và nói với em rằng: “Cô bé ơi, cô bé đừng buồn. Tôi sẽ là người bạn của cô.”
Có thể thấy những bài văn tả đồ chơi dân gian rất ít được các bé nhớ tới, chỉ là số ít trong rất nhiều bài văn mô tả những món đồ chơi thông minh, như bài văn này “Ngay từ nhỏ, em đã rất thích những đồ chơi có màu sắc sặc sỡ. Nhân dịp tết Trung thu năm nay, em được bố mẹ đưa đi Hàng Mã. Ở đó, em tha hồ ngắm biết bao thứ đồ chơi lạ mắt. Nhưng em đã chọn được chiếc đèn ông sao – thứ đồ chơi dân gian mà em thích. Em rất thích chiếc đèn ông sao. Đối với em, “chiếc đèn thời ấu thơ” là thứ đồ chơi đáng quý nhất.”
Nhiều phụ huynh khi đọc được những dòng này đều chia sẻ rằng bài viết đúng với tâm hồn non trẻ và ngây thơ của các con, tạo nên sự hài hước và đáng yêu nhưng không ít các bà mẹ cũng phải giật mình vì không biết con mình có nguy cơ giống như vậy không cũng như suy nghĩ về phương pháp giáo dục để cho trẻ thoải mái phát biểu những gì mình nghĩ như thế này hay là cần một khuôn mẫu cứng rắn để các bé học tập và phát huy trí tưởng tượng của mình trong một giới hạn nhất định.
Thiết nghĩ, mặt nào cũng có những điểm lợi hại riêng và việc lựa chọn phương pháp giáo dục và học tập cho con em mình cũng tùy quan điểm của mỗi phụ huynh. Nhưng dù là quan điểm nào, bên cạnh giáo dục và dạy con nên người, bố mẹ cũng nên cho con những giờ phút vui chơi đúng với lứa tuổi của mình.