Hot trên Facebook: 10 khác biệt cơ bản của mẹ Việt và mẹ Tây (P1)
Trong tuần qua, bên cạnh bài viết về “Dây chuyền làm sữa giả, đâu mới là thật ? “ của Megamart, bài viết về cách nuôi dạy con khác biệt lớn giữa cha mẹ Việt và cha mẹ các nước phát triển đã được nhiều ông bố bà mẹ chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội Facebook. Đây là bài viết trên Facebook cá nhân của thầy Vien Huynh, một giáo viên tại Thành Phố Hồ Chí Minh chia sẻ về những điểm khác biệt cơ bản trong cách nuôi dạy con thường gặp của bố mẹ Việt và bố mẹ các nước mà lại có những tác động rất lớn với sự phát triển của trẻ.
- Tự trồng hạt giống bắp cải tí hon – cơn sốt mới của các mẹ Hà Nội
- Dạy con theo kiểu các cụ – Phương pháp giáo dục trẻ gây tranh cãi
- Những điều con cái chúng ta sẽ không bao giờ biết đến
Ai cũng biết, dạy con từ thuở còn thơ là quan trọng như thế nào và tính cách, suy nghĩ của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường nuôi dưỡng đặc biệt là cách giáo dục từ nhỏ của bố mẹ. Nhưng có những điều mà các bố mẹ thường không biết là tuy nhỏ nhặt, nhiều người nghĩ là đơn giản lại có tác động to lớn như thế nào đối với quá trình dạy con.
Bài viết về 10 khác biệt của bố mẹ Việt và bố mẹ Tây được nhiều người quan tâm
Đây là một bài viết khá dài chỉ ra 10 điều khác biệt lớn nhất mà nhiều bố mẹ Việt thường hay mắc phải hoặc thấy mình trong đó. Nhưng tuy dài nhưng nó rất đáng để các ông bố bà mẹ đọc đến những dòng cuối cùng bởi phần thưởng của sự kiên trì đó có thể cứu rỗi cả một thế hệ tâm hồn trẻ thơ đang ngày càng lao đao, khó dạy bảo ngày nay. Hiện tại chúng ta hàng ngày không khỏi “choáng”, hay thực sự “shock” trước những bài báo, tin tức được đưa ra về những vụ bạo lực học đường, đánh bạn dã man, hay những clip về những đứa trẻ tuổi còn nhỏ mà hư hỏng, chửi bậy, du côn... như những đàn anh đàn chị thực thụ. Khi nhìn những trường hợp như vậy, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc “ Cha mẹ những đứa trẻ này dạy bảo chúng như thế nào mà để con cái họ thể hiện sự vô giáo dục như vậy”? Đây vốn là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng không phải ai cũng có những câu trả lời xác đáng cho câu hỏi này.
Một bài chia sẻ của bài viết trên facebook
Dưới đây là những chia sẻ về sự khác biệt trong cách dạy dỗ con cái mà tác giả bải viết chia sẻ, chúng ta nên học theo để có những cái nhìn đúng nhất trong phương pháp giáo dục trẻ ngày nay.
1. Làm việc vì tiền không vì sở thích
Chắc hẳn trong xã hội, việc học xong đại học hoặc các bậc tương đương ra trường xin việc và đi làm công việc không liên quan đến ngành nghề mình học đã trở nên quá quen thuộc với các gia đình và sinh viên đại học khi tốt nghiệp. Theo tác giả chia sẻ trên Facebook, “Tiếp xúc với các học viên của mình, tôi gặp rất nhiều trường hợp các bạn sau bốn năm vật vã trong trường đại học theo ý nguyện của bố mẹ bắt đầu ra đi làm một công việc hầu như chẳng thích hợp với bản thân mình. Rồi sau một vài năm mất phương hướng, mất động lực và niềm tin, các bạn lại chuyển sang đi học tiếng Anh để đi dạy vì theo các bạn dạy tiếng Anh vừa dễ vừa nhàn lại kiếm được rất nhiều tiền. Tôi nói các bạn đi từ sai lầm này đến sai lầm khác vì các bạn chọn công việc vì tiền chứ không vì đam mê chân chính.”
Trong chúng ta, hầu như không nhiều người có thể khẳng định mình chọn công việc hoàn toàn vì đam mê, vì sở thích và dám theo đến cùng mơ ước của mình. Gánh nặng cơm áo gạo tiền nó không chỉ là vấn đề của bất kì ai, mà đó là điều mà nhiều người đều gặp phải. Tuy nhiên, đối diện với nó như thế nào và chọn công việc như thế nào để có thể giải quyết được vấn đề đó đối với người nước ngoài họ lại có tư tưởng giáo dục con cái khác với Việt Nam rất nhiều.
Như tác giả bài viết chia sẻ, “Trên đời này chẳng có nghề nào vừa đơn giản vừa kiếm được nhiều tiền cả. Nghề nào cũng có người thất bại và người thành công. Họ khác nhau ở một điểm cơ bản: Người thành công trong một lĩnh vực là người đam mê và có trách nhiệm với công việc mình làm còn người thất bại xét cho cùng không thích thú với công việc mình đã chọn.” Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này bởi nếu bạn làm một việc bất kì nào đó mà bạn không cảm thấy thoải mái hay yêu thích nó thì để gắn bó lâu dài với nó hay thực sự cống hiến hết sức mình cho công việc đó là một việc vô cùng khó.
Nếu bạn làm việc vì đồng tiền thì bạn sẽ chạy theo nó suốt đời mà không bao giờ có được
Điều mà nhiều bậc cha mẹ tâm đắc trong chia sẻ của tác giả là “Quan niệm làm việc vì tiền chứ không vì đam mê bắt nguồn từ cách giáo dục sai lệch của cha mẹ. Rất hiếm cha mẹ Việt Nam nào dạy con chọn nghề theo sở thích hay năng khiếu của mình mà thường hướng con đến những nghề hot, kiếm được nhiều tiền trong xã hội.” Vậy để đổi mới tư tưởng làm việc để kiếm tiền, chúng ta cần phải thấu hiểu rằng " Nếu bạn làm việc vì đồng tiền thì bạn sẽ chạy theo nó suốt đời mà không bao giờ có được. Nếu bạn làm việc vì đam mê và trách nhiệm, một ngày nào đó đồng tiền sẽ chạy theo bạn."
2. Ganh tị, ích kỷ:
Ở quan điểm giáo dục con cái theo những phân tích về sự khác biệt trong cách nuôi dạy con của người Việt và ở nước ngoài, tác giả cũng chỉ ra ràng thói ganh tị, ích kỉ mà hình thành trong sự dạy dỗ của bố mẹ Việt là hoàn toàn trái ngược với những gì mà cha mẹ Tây dạy con.
Trẻ con Việt Nam hay ganh đua, tị nạnh nhau từ cái nhỏ nhất
Tác giả đã phân tích “Trong tất cả các tài liệu giáo dục sư phạm của Mỹ mà tôi đã từng được tham khảo, tiêu chí "minimizing competion and promoting cooperation" (giảm thiểu cạnh tranh và khuyến khích hợp tác) là một trong những điều mà giáo viên phải thuộc nằm lòng để giáo dục học sinh của mình biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hơn là cạnh tranh về điểm số. Ở Việt Nam ta thì từ nhỏ cha mẹ và thầy cô giáo trong trường đã dạy con cái và học trò mình cạnh tranh, hay còn được gọi bằng cái tên hoa mỹ hơn là ganh đua, nhưng không giúp đỡ và chia sẻ. Ở những công viên hoặc những khu vui chơi trẻ em ở nước ta, nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ không khó khi bắt gặp những người cha người mẹ làm ngơ hoặc khuyến khích khi con mình giành chơi với con người khác, hoặc thậm chí còn bảo con người khác nhường cho con mình chơi. Một số lớn trẻ con Việt Nam có một tính rất xấu là khi đến chơi nhà người khác, thấy đồ chơi đẹp là nằng nặc giãy nãy khóc lóc đòi mang về nhà cho bằng được còn đứa trẻ kia thì sẽ giữ khư khư trong lòng và cũng sẽ gào khóc giãy nãy không kém.”
Điều này liệu có đúng không khi cả một quá trình hình thành nhân cách tương lai của mỗi đứa trẻ lại bị ảnh hưởng rất nhiều từ những điều nhỏ nhặt mà cha mẹ đã vô tình tạo ra cho chúng ngay từ bé như thế này.
3. Coi thường người nghèo:
Đây là một điều đặc biệt thường thấy ở những gia đình có chút điều kiện khá giả trong xã hội hiện nay, đặc biệt là những ông bố bà mẹ trẻ sống trong cảnh sung túc thừa hưởng từ gia đình hay thế hệ trước mà không tự làm ra tiền từ giá trị lao động của mình.
Tác giá bài viết chia sẻ ở Việt Nam bố mẹ thường thích khoe mẽ qua tổ chức sinh nhật cho con
Có thể thấy được nhấn mạnh trong bài viết của tác giả, đó là “ở Việt Nam, mỉa mai thay cái hố ngăn cách giai cấp được đào ngày càng sâu. Hễ người nào đi xe xịn, mặc đồ hiệu, xài điện thoại xịn là được coi trọng, còn người nào đi xe cà tàng, ăn mặc đơn giản xài điện thoại cùi bắp là bị khinh ra mặt. Nhiều cha mẹ dạy con cái đừng chơi với bạn nghèo vì bạn nghèo sẽ xin xỏ, nhờ vả, hay mượn tiền hay chỉ đơn giản là không cùng đẳng cấp.”
Bức ảnh gây phẫn nộ cộng đồng mạng về hành vi của một cô bé người Trung Quốc
Hay tác giả lấy ví dụ về vấn đề tổ chức sinh nhật cho con cái, nhiều ông bố bà mẹ nhân đây là cơ hội thể hiện sự “sĩ diện” và khoe khoang với bạn bè, khách mời nên làm thật hoành tráng và đã dạy cho con mình chỉ mời những đứa giàu có, cùng đẳng cấp còn những người nghèo thì không coi trọng. Chẳng thế mà rất nhiều cô bé, cậu bé tuổi còn nhỏ mà đối xử với người giúp việc, người bán hàng với thái độ thiếu tôn trọng, hỗn láo đã là vấn đề không còn xa lạ gì trong xã hội ngày nay.
4. Coi trọng điểm số, không coi trọng kiến thức:
Quan điểm này phải nói là quá quen thuộc trong cách dạy con của nhiều bậc cha mẹ ở Việt Nam hiện nay. Nhiều người nói rằng con phải học lấy kiến thức, học để áp dụng vào thực hành, cuộc sống... nhưng khi con bị điểm kém là đánh cho một trận tơi bời và dùng nhiều hình phạt răn đe đáng sợ. Vậy mà, họ không hề biết rằng, ở nước ngoài bố mẹ lại giáo dục con về chuyện điểm số theo một cách hoàn toàn khác.
Bố mẹ luôn coi trọng điểm số của con là một sai lầm lớn
Như trong bài viết chia sẻ “Chưa có một nền giáo dục nào lại có những chuyện buồn cười kiểu năm năm học sinh giỏi mà không đánh vần được mặt chữ hoặc học thêm thì được nâng điểm, không học thêm sẽ bị đì. Điểm số và thành tích cũng là một áp lực cho cha mẹ khiến cha mẹ một mặt ép con mình đi học thêm tất cả các lớp thầy cô mở, một mặt đi biếu xén quà cáp để thầy cô nâng thành tích con mình lên cho bằng bạn bằng bè. Nhiều cha mẹ coi trọng thứ hạng hoặc điểm trung bình của con (tình từ 0,1) hơn là khả năng con mình bị kiệt sức hoặc trầm cảm do học quá nhiều.”
Dường như cuộc đua thành tích cũng quyết liệt không kém so với cuộc đua vật chất trong xã hội ngày nay.
5. Kì thị giới tính
Vấn đề giới tính luôn là một vấn đề nhạy cảm mà nhiều người Việt ngại nhắc đến, đặc biệt là khi bố mẹ nói với con cái. Và vấn đề về giới tính khác với những người bình thường cũng được coi là một vấn đề lớn mà nhiều cha mẹ thường dạy cho con cái họ không tiếp xúc với những người này. Điều này đã dẫn đến những suy nghĩ và hành động làm tổn thương sâu sắc đối với những người bị kì thị giới tính. Tác giả đã chia sẻ rằng “Phụ huynh các nước tiến bộ dạy con mình sự phân biệt,hiểu biết và tôn trọng giới tính từ khi các bé còn nhỏ. Ở tuổi mẫu giáo, các bé được giáo dục sự khác biệt cơ bản giữa bé trai và bé gái, về việc giữ vệ sinh cơ thể và cách bảo vệ bản thân khi những người lớn chạm vào những nơi nhạy cảm. Đến tuổi trung học cha mẹ sẽ dạy cho con cái mình về tình dục như một điều hết sức tự nhiên và cách tránh thai an toàn. Những đứa trẻ đồng tính không bị cha mẹ kì thị hoặc xem là nỗi ô nhục.”
Trẻ con Việt Nam có nhiều thắc mắc về giới tính mà không được bố mẹ dạy bảo
Ở Việt Nam, những câu hỏi thắc mắc về giới tính của con cái phần lớn sẽ nhận được những câu trả lời: "Mới nứt mắt ra mà bày đặt, học hành không lo mà lo những chuyện vớ vẩn, hư thân mất nết" hay "tao cấm mày hỏi thế này thế nọ." Cha mẹ không bao giờ có đủ can đảm để dạy con gái cách tránh thai hay con trai cách bảo vệ bạn gái mình nhưng sẽ sẵn sàng tru tréo chửi bới nếu con mình lỡ dại. Cha mẹ Việt Nam chỉ biết dạy con gái giữ gìn chữ trinh vì sợ điếm nhục gia phong nhưng chưa từng giáo dục con trai mình giữ gìn cho người yêu của nó hay chịu trách nhiệm những hành động của nó. Cha mẹ Việt Nam chọn con dâu luôn đặt chữ trinh lên đầu nhưng chẳng bao giờ quan tâm con trai mình ở ngoài hại đời bao nhiêu đứa con gái. Đàn ông Việt Nam được dạy tôn thờ nhưng không tôn trọng chữ trinh. Xã hội Việt Nam ngầm đồng tình rằng chỉ có những đứa con gái lăng loàn trắc nết chứ tuyệt nhiên không có những đứa con trai vô trách nhiệm và bạc tình. Và điều tệ hại nhất là nếu con mình đồng tính thì coi như nó còn tệ hơn cả giết người cướp của.”
Cha mẹ nước ngoài luôn coi trọng giáo dục giới tính cho con cái
Phải nói rằng tư tưởng về quan điểm giới tính ở nước ngoài là quá thoáng và đối với trẻ con Việt Nam cần răn dạy nghiêm khắc. Nhưng chính ở Việt Nam, việc giáo dục giới tính cho trẻ con thường bị xem nhẹ hoặc bơ đi đã dẫn đến những hậy quả không lường. Điều này đã không những gây hại cho con cái họ, mà còn dẫn đến những quan điểm lệch lạc giới tính hoặc kì thị người đồng tính không đáng có mà ở nước ngoài họ không đồng tình với quan điểm của người Việt Nam. Tác giả bài viết đã nói lên rằng “
Có những điều đơn giản mà cha mẹ vẫn làm với con cái hàng ngày mà nghĩ là đó có thể là cách dạy con bài bản và đúng đắn, nhưng lại trái ngược với suy nghĩ của các phụ huynh nước ngoài. Con cái chính là tấm gương phản chiếu những hành động và cách dạy dỗ của bố mẹ rõ nét nhất. Hãy lưu lại trong tâm trí con mình những ý thức về việc làm tốt để có thể dạy được con và không làm cho con mình học được những thói xấu mà từ chính cách dạy dỗ của bố mẹ mà nhiều khi chính các bậc làm cha mẹ cũng không để ý.
Bài viết trước :