blog

Hot trên Facebook: 10 khác biệt cơ bản của mẹ Việt và mẹ Tây (P2)

03/04/2015 trong Đánh giá

Cha mẹ chính là những người có trách nhiệm lớn nhất trong việc giáo dục con cái, đặc biệt là vai trò của người mẹ trong gia đình. Nguời ta vẫn thường nói “Con hư tại mẹ” nên thường những lỗi của con cái gây ra xã hội sẽ đổ hết trách nhiệm cho người mẹ, mà không nghĩ đến rằng dù là con trai hay con gái thì vẫn luôn cần có sự giáo dục của cả bố và mẹ trong gia đình. Tuy nhiên, có những quan điểm trong cách dạy con cái của cả bố và mẹ, chẳng hạn như theo quan điểm “dạy con theo kiểu các cụ” của cha mẹ ngày xưa mà dẫn đến những kiểu dạy con cái khác với các nước khác trên thế giới. Và những cách dạy con của người Việt chưa hẳn đã tốt cho đứa trẻ mà chả thế mà nền giáo dục Việt Nam không được đánh giá cao thậm chí so với các nước trong khu vực, còn so với các nước phát triển trên thế giới thì Việt Nam còn bị bỏ xa và thua kém nhiều nước phát triển đến hàng chục năm.

Thế nhưng, tiếp nối bài viết Hot trên Facebook: 10 khác biệt cơ bản của mẹ Việt và mẹ Tây (P1) , chúng ta hãy cùng xem còn những hành động và quan điểm nào trong cách dạy con của người Việt mà trái ngược với quan điểm của các phụ huynh nước ngoài theo bài viết từ chia sẻ của thầy Vien Huynh trên Facebook cá nhân.

6. Nhận lỗi do sợ hãi

Chắc chắn bất kì ai trong đời đều đã từng mắc những sai lầm và không thể tránh khỏi việc mắc lỗi dù là người lớn hay trẻ con. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi trẻ co mắc lỗi thường bị bố mẹ đe dọa, mắng mỏ đến mức sợ hãi mà kể cả nhiều khi không phải do chúng làm sai cũng đành phải nhận lỗi do quá sợ hãi.

Không chỉ ở Việt Nam, mà đối với cha mẹ nước ngoài cũng vậy, mắc lỗi thì phải phạt vì đây là phương pháp hữu hiệu nhất để trẻ không tiếp tục sai phạm và mắc lỗi nữa. Nhưng sự khác biệt của cha mẹ Việt và cha mẹ Tây khi phạt con là như thế nào?

Hãy luôn làm bạn với con đừng làm trẻ luôn bị sợ hãi bố mẹ

Hãy luôn làm bạn với con đừng làm trẻ luôn bị sợ hãi bố mẹ

Tác giả bài viết chia sẻ rằng “sự khác biệt giữa cách phạt của cha mẹ Việt Nam và cha mẹ các nước tiến bộ chính là điều chúng ta phải suy gẫm. Người nước ngoài hướng tới dạng hình phạt xây dựng "constructive punishment" (phạt để con cái hiểu được cái sai mà sửa và hình phạt luôn luôn mang tính khắc phục hậu quả do sai lầm gây ra). ví dụ, khi đứa con làm đổ thức ăn ra đất, cha mẹ sẽ không đánh con hoặc chửi con là vô dụng hay phá hoại mà sẽ bắt con dọn sạch chỗ bị vấy bẩn. Nếu con từ chối, bố mẹ sẽ cương quyết cắt đi một điều gì mà con thích ví dụ xem phim hoạt hình, ăn tráng miệng sau bữa ăn. Dần dần trẻ em hình thành một ý thức khi làm sai chúng phải làm điều gì đó để khắc phục hậu quả. Ở Việt Nam, cách dạy con theo kiểu "thương cho roi cho vọt" (corporal punishment) vẫn còn ăn sâu trong đầu óc của rất nhiều phụ huynh. Tát, đấm, xỉ vả con bằng những ngôn từ hạ thấp nhân phẩm con mình ngay cả ở những nơi công cộng nhưng không bắt buộc trẻ khắc phục hậu quả sẽ khiến đứa trẻ hình thành ý thức nhận lỗi vì sợ hình phạt, dần dần sẽ tìm cách trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác hoặc mang tâm lý phản kháng ngầm bên trong.”

Cha mẹ Việt vừa phạt con nhưng trẻ biết ơn điều đó sai mỗi lần bị phạt

Cha mẹ Việt vừa phạt con nhưng trẻ biết ơn điều đó sai mỗi lần bị phạt

Có thể thấy rằng, trong khi cha mẹ Tây phạt con theo cách đề cao tính giáo dục để trẻ biết tự nhận thấy lỗi sai của bản thân và biết rút kinh nghiệm cho lần sau không lặp phải những lỗi đó nữa. Còn kiểu phạt của cha mẹ Việt thì lại ưa dùng bạo lực, đòn roi cũng như mắng nhiếc con cho thỏa cơn tức giận mà không hề để ý rằng những lời lẽ trong lúc nóng giận lại có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trí và suy nghĩ của trẻ lớn như vậy.

7. Nói dối và đổ thừa hoàn cảnh

Về quan điểm dạy con mà sử dụng những lời nói dối để nói với con như câu nói “đánh chừa” mà tác giả chia sẻ trong bài viết giống với bài viết Dạy con theo kiểu các cụ – Phương pháp giáo dục trẻ gây tranh cãi mà Megamart đã từng giới thiệu trước đây. Những câu nói đơn giản và quen thuộc của nhiều ông bố bà mẹ như vậy lại không thể ngờ là có sức ảnh hưởng sâu nặng đến sự vô trách nhiệm và đổ thừa trách nhiệm cho người khác của thế hệ con cái họ sau này.

Chính cha mẹ nhiều khi là người dạy con mình thói nói dối

Chính cha mẹ nhiều khi là người dạy con mình thói nói dối

Với những mong muốn của mỗi bố mẹ dành cho con mình, nhưng những câu nói của bố mẹ như tác giả chia sẻ “Và tôi dám cá rằng không ít người trong chúng ta từng được cha hoặc mẹ dặn rằng "Nếu bác X hay cô Y đến tìm thì nói là bố/mẹ không có nhà nhé!". Người Việt ta có câu "đi hỏi già về nhà hỏi trẻ" với hàm ý trẻ em không bao giờ biết nói dối. Chính vì vậy mà rất nhiều bậc cha mẹ đã dạy con mình nói dối khi có người hỏi nó về mình. Ví dụ: "Nếu bố hỏi con mẹ chiều nay đi đâu làm gì thì con cứ nói là mẹ ở nhà nhé!" hay "đừng nói cho mẹ con biết là mấy chú qua rủ bố đi nhậu, cứ nói là bố đi công việc là được!" Người lớn biến trẻ con thành một thứ công cụ nói dối nhưng mặt khác lại nổi điên lên khi phát hiện con cái nói dối mình.”

Đúng như tác giả đã nói, trẻ con như một tờ giấy trắng và khi chúng học được những thói quen nói dối từ chính những phụ huynh thì không thể trách được ai khác ngoài những ông bố bà mẹ đang ngày ngày dạy cho con cái mình nói dối và có thể nói dối ngay chính bản thân bố mẹ.

8. Sợ tiếng thị phi hơn sợ làm trái lương tâm: 

Xã hội ngày càng hiện đại nhưng người Việt vẫn luôn để ý đến điều tiếng trong xã hội, vẫn luôn coi trọng những gì người khác nói về mình. Chính vì vậy, việc dạy dỗ con cái luôn sợ điều tiếng thị phi, ảnh hưởng đến danh giá của bố mẹ, gia đình nhiều lúc còn dẫn đến việc con cái họ sau này bất chấp làm cả những việc trái lương tâm miễn sao không ảnh hưởng và gây ra điều tiếng trong xã hội.

Sợ tai tiếng, thị phi bất chấp ảnh hưởng đến nhân cách con cái

Sợ tai tiếng, thị phi bất chấp ảnh hưởng đến nhân cách con cái

Tác giả đã nhấn mạnh rằng “Người Việt chúng ta luôn đề cao lễ nghi truyền thống gia đình, điều đó không có gì xấu. Nhưng nếu chúng ta sống mà chỉ biết lo bảo vệ danh giá gia đình hơn là làm việc đúng với lương tâm và đạo đức thì đó là điều đáng lên án.”

Đúng là trong xã hội hiện đại, không thiếu những chuyện cười ra nước mắt với những ông bố bà mẹ luôn dạy con để mang lại tiếng thơm cho gia đình và sợ nhất những điều tai tiếng, mặc cho con cái họ có làm những việc xấu tới mức nào đi nữa. Có thể thấy rõ điều này như cảm nhận của tác giả “Những chuyện tưởng như chỉ còn trong những tuồng cải lương sến sẩm ngang trái mấy chục năm về trước lại không thiếu trong xã hội văn minh hiện đại ngày nay. “

9. Cãi nhau trước mặt con cái:

Vấn đề các cha mẹ thường xem thường sự có mặt của trẻ con trong những cuộc cãi vã của mình là điều thường thấy ở các gia đình Việt Nam. Có thể ban đầu các bé khi chứng kiến bố mẹ cãi nhau thường sợ hãi, khóc rồi sau đó quen dần và trở nên chai lì với những màn cãi nhau của bố mẹ trước mặt mình. Các phụ huynh không hề biết rằng những điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý trẻ thơ.

Hãy dừng cãi nhau ngay trước mặt trẻ nhỏ

Hãy dừng cãi nhau ngay trước mặt trẻ nhỏ

Như tác giả bài viết đã chia sẻ trên facebook rằng “Nhưng nếu để việc cãi vã chửi bới thậm chí dùng vũ lực với nhau trước mặt con cái thì đó là một tội lỗi của người làm cha làm mẹ. Tôi không trách những người làm cha làm mẹ giới lao động vì môi trường và cuộc sống của họ khiến con người họ trở nên thô lỗ cộc cằn. Nhưng tôi vẫn thấy nhiều gia đình cha mẹ làm công việc tay chân nặng nhọc cũng chưa bao giờ chửi bới nhau trước mặt con cái. Trong khi đó nhiều gia đình gọi là trí thức vẫn nhục mạ xỉ vả nhau trước mặt con cháu mình để bao nhiêu cái xấu cái tồi tệ nhất của mình đều phơi bày rõ ràng trước mắt trẻ thơ.”

Quả thật đúng là như vậy . Những màn cãi nhau của bố mẹ trước mặt con cái có thể gây ra những hậu quả không lường mà nhiều khi chính bố mẹ cũng không thể lường trước được. Và quan trọng nhất là chính những điều đó không mang lại hạnh phúc cho con cái của những ông bố bà mẹ hay cãi nhau và làm các bé bị ám ảnh về một gia đình và tuổi thơ không hạnh phúc.

10. Bắt con cái phải ghi nhớ công ơn của mình

Cuối cùng trong danh sách những điều khác biệt giữa bố mẹ Việt và bố mẹ Tây đó chính là bố mẹ Việt nuôi con mà luôn trông mong con mình trong khi những cha mẹ nước ngoài thường rất tôn trọng quyền cá nhân của con và không hề hy vọng nuôi con chỉ để mong sau này con báo đáp như cha mẹ Việt.

Phụ huynh nước ngoài nuôi con không chỉ để mong con báo đáp

Phụ huynh nước ngoài nuôi con không chỉ để mong con báo đáp

Trong chia sẻ của tác giả có nói “ Người Âu Mỹ quan niệm rằng: "Con cái do mình tạo ra chứ nó không đòi xuất hiện trong cuộc đời này nên khi mình tạo ra con cái, mình phải có trách nhiệm nuôi dạy nó nên người. Khi con cái lớn khôn, nó có bổn phận lo cho thế hệ sau của nó." Người già khi yếu sức sẽ tự mình vào viện dưỡng lão để sống, con cái hàng tuần đến thăm nom, không làm phiền đến cuộc sống của con mình.  Rõ ràng, họ có một quan niệm tiến bộ về sự hi sinh, người già hi sinh cho người trẻ, thế hệ trước hi sinh cho thế hệ sau. Nhưng điều đó không có nghĩa là con cái ở các nước tiến bộ không chăm sóc thương yêu cha mẹ lúc về già.”

Đây là quan điểm được nhiều nước tiến bộ trên thế giới đồng tình và thường có suy nghĩ như vậy, trong khi ở Việt Nam điều này thường không được quan tâm và đi ngược lại. Ai cũng mong con mình thành tài, báo hiếu mà quên đi những ước mơ, những suy nghĩ của trẻ nhỏ. “Nhiều người dường như sợ con cái mình quên công ơn của mình đã nuôi dạy nó nên luôn luôn tìm cách nhắc nhở: Tao nuôi mày bao nhiêu khổ cực tới ngày hôm nay để rồi mày cãi lời tao hay sao? Nuôi con mà kể thì tốt hơn hết sinh con xong đem cho trại mồ côi cho xong.” Tác giả đã chia sẻ như vậy về cách nuôi dạy con mà không chỉ trông mong vào việc được con báo đáp đáng để tất cả những ông bố bà mẹ Việt đọc và suy ngẫm.

Thảo luận bằng facebook