blog

Làm gì khi trẻ bị say nắng?

13/05/2015 trong Tư vấn

Trong bài viết trước, Megamart đã giới thiệu nguyên nhân và những dấu hiệu nhận biết trẻ bị say nắng để các bậc phụ huynh có thể nhận biết khi nào trẻ có những biểu hiện để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, khi trẻ gặp phải những biểu hiện như vậy, không phải cha mẹ nào cũng có thể bình tĩnh ứng phó kịp thời để có thể cứu chữa cho trẻ.

 

Khi trẻ có những dấu hiệu bị say nắng, điều quan trọng nhất đối với bất cứ ông bố bà mẹ nào đó chính là bình tĩnh đưa trẻ vào chỗ mát để tránh thân nhiệt tăng cao và tình trạng nặng hơn sẽ dẫn đến không kiểm soát nổi. Tiếp theo đó, có những phương pháp cấp cứu thực hiện nhanh chóng cho trẻ để giúp trẻ có thể trở về trạng thái bình thường và không gặp phải tình trạng nặng hơn rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Vậy thì cần làm gì đúng cách và hữu ích nhất khi trẻ có những biểu hiện bị say nắng, chúng ta cùng theo dõi dưới đây nhé.

Phòng tránh say nắng, say nóng cho trẻ em

Giai đoạn mùa hè thời tiết vô cùng nóng bức và đặc biệt rất khắc nghiệt khi ở ngoài trời, có những hôm thời tiết có thể lên đến trên 40 độ C khi đi ngoài đường. Thời tiết giai đoạn này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ nhỏ, do cơ thể các em có sức đề kháng kém hơn người lớn và trung tâm điều hòa thân nhiệt chưa phát triển hết để có thể hoàn toàn thích nghi với nhiệt độ cao ở môi trường ngoài trời.

Đặc biệt, say nắng được coi là một trong những căn bệnh mùa hè rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ và bố mẹ tuyệt đối không nên coi thường. Với những biểu hiện của say nắng, nếu không được chữa trị và cấp cứu kịp thời, tình trạng say nắng của trẻ sẽ càng nặng hơn và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Say nắng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong mùa hè

Say nắng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong mùa hè

Nhiều bậc cha mẹ khi con con chơi quá lâu trong điều kiện thời tiết nhiệt độ cao hoặc đi quá lâu dưới ánh nắng mặt trời sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ bị say nắng, say nóng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thường xem nhẹ tình trạng say nắng ở trẻ và cho rằng trẻ con đứa nào cũng dễ bị, không có gì quá to tát hay ảnh hưởng gì quá lớn đến sức khỏe của con.

Nhưng, trên thực tế, nắng nóng liên tục kéo dài đã dẫn đến tình trạng nhiều trẻ phải nhập viện cấp cứu do bị say nắng và có những biểu hiện dẫn đến tình trạng nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Nếu không xử lý kịp thời, trẻ có thể bị ngất thậm chí tử vong. Chính vì thế, bố mẹ cần hết sức chú ý khi chăm con trong thời tiết mùa hè khắc nghiệt này và biết cách phòng tránh cũng như chữa trị kịp thời khi trẻ có những biểu hiện của say nắng.

Nếu bố mẹ không chú ý những biểu hiện say nắng của trẻ có thể nguy hiểm đến tính mạng

Nếu bố mẹ không chú ý những biểu hiện say nắng của trẻ có thể nguy hiểm đến tính mạng

Say nắng thường xảy ra khi trẻ chơi ngoài trời nắng vào lúc thời tiết nhiệt độ cao hoặc đi quá lâu dưới nắng hè. Vì vậy, bố mẹ cần tránh những tác động liên tục của ánh nắng mặt trời lên cơ thể trẻ, tốt nhất không cho trẻ ra ngoài trời trong những ngày nhiệt độ cao, đỉnh điểm là thời gian buổi trưa hoặc chiều.

Không nên cho trẻ chơi lâu ngoài trời nắng

Không nên cho trẻ chơi lâu ngoài trời nắng

Thêm vào đó, do hệ thống miễn dịch yếu, nhất là những trẻ có sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao ngoài trời, bộ phận điều hòa thân nhiệt của trẻ không kịp thời thích nghi với môi trường khác thường cũng dễ bị say nắng. Do đó, bố mẹ cũng cần đặc biệt chú ý khi đang ở trong nhà, nhất là những nhà bật điều hòa sau đó ra ngoài trời nắng nóng, trẻ sẽ dễ bị say nắng, say nóng do có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong môi trường xung quanh. Nếu trong nhà đang bật điều hòa, cần cho trẻ làm quen dần với nhiệt độ thấp hơn hoặc tắt điều hòa trước khi ra ngoài trời nắng đế không làm trẻ bị sốc nhiệt, đặc biệt là những trẻ có sức khỏe yếu, thể trạng kém, huyết áp thấp...

Cần có những biện pháp xử lý kịp thời khi trẻ say nắng do ở lâu dưới ánh nắng

Cần có những biện pháp xử lý kịp thời khi trẻ say nắng do ở lâu dưới ánh nắng

Ngoài ra, vào mùa hè, cơ thể dễ bị mất nước do nhiệt độ xung quanh cao làm tất cả mọi người đều dễ bị say nắng hơn, đặc biệt là trẻ em. Vì vậy, bố mẹ cũng cần chú ý luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ, cho trẻ uống đủ và nhiều nước hơn mỗi khi phải lao động, hoạt động nhiều để bù lại lượng nước đã mất do mồ hôi. Có một vài điều cần lưu ý nữa đó là cho trẻ mặc quần áo nhẹ, rộng và thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, tránh lao động vất vả ở nhiệt độ cao và người lớn không nên uống đồ uống kích thích như rượu hay cà phê vì nó cũng làm cản trở khả năng kiểm soát nhiệt độ của cơ thể.

Xử trí khi trẻ bị say nắng

Khi trẻ có những biểu hiện của hiện tượng say nắng như cơ thể mệt mỏi, mắt lờ đờ, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mặt đỏ gay và trường hợp nặng hơn thân nhiệt có thể lên đến 40-41 độ C, nhịp thở nhanh và mạch yếu, khó bắt mạch, tim đập nhanh... thì bố mẹ cần nhanh chóng thực hiện những biện pháp sau để giảm nguy cơ trẻ phải gánh chịu những tổn hại của tình trạng say nắng, có thể nguy cấp đến tính mạng. Nếu trẻ bị say nắng nặng, có thể sẽ có những biểu hiện như lên cơn co giật, ngất xỉu hoặc bị hôn mê. Bố mẹ cần hết sức bình tĩnh và nhanh chóng áp dụng những biện pháp sau.

Cho trẻ ở nơi râm mát, thoáng gió và tránh tiếp xúc nơi có nhiệt độ cao

Cho trẻ ở nơi râm mát, thoáng gió và tránh tiếp xúc nơi có nhiệt độ cao

Việc đầu tiên cần làm với người bị say nắng đó là nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi râm mát nếu người bị say nắng đang ở ngoài trời nhiệt độ cao. Điều trị say nắng điều quan trọng nhất cần thực hiện ngay đó là tập trung vào hạ nhiệt cơ thể đến nhiệt độ bình thường một cách nhanh chóng, tuy nhiên tránh làm cơ thể tiếp xúc nóng-lạnh ngay lập tức mà cần thực hiện việc thay đổi từ từ để ngăn ngữa giảm tác hại do say nắng gây ra. Đưa người bị say nắng vào nơi thoáng mát, cởi bớt quần áo chật hẹp. Sau đó dùng khăn đắp nước mát lên người bệnh nhân, chú ý những vị trí thường có nhiệt độ cao như trán, gáy, ngực, nách, cánh tay, đùi. Sau đó dấp nước liên tục để khăn luôn làm mát cho người bệnh.

Dùng khăn ướt liên tục để hạ nhiệt cho trẻ

Dùng khăn ướt liên tục để hạ nhiệt cho trẻ

Nếu trường hợp người bị say nắng có nhiệt độ lên đến hơn 40 độ, cần dùng nước mát liên tục và có thể chườm đá để hạ nhiệt độ nhanh. Tuy nhiên, việc chườm đá liên tục cũng làm co mạch ngoài da và gây buốt cho cơ thể nên cũng cần thay đổi vị trí liên tục để không gây nguy hiểm cho người bệnh.

Nếu trẻ bị sốt cao có thể chườm đá hoặc dùng thuốc hạ nhiệt theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu trẻ bị sốt cao có thể chườm đá hoặc dùng thuốc hạ nhiệt theo chỉ dẫn của bác sĩ

Ngoài ra, cũng cần nhớ rằng những triệu chứng của bệnh say nắng do liên quan đến nhiệt gây ra nên cần luôn cung cấp kịp thời nước cho cơ thể, và còn cần cả cung cấp cả lượng muối của cơ thể bị mất qua mồ hôi. Nên uống những loại nước bù nước và bù muối cho cơ thể, như nước trái cây, nước khoáng, nước Oresol hoặc nếu không chỉ cần uống nhiều nước lọc. Với trẻ con, cần cho trẻ uống một cách từ từ, tránh nôn nóng bắt trẻ uống nhiều dễ khiến trẻ bị nôn.

Trong trường hợp người bệnh sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt an toàn sau đó bù nước và chất điện giải bằng cách cho uống nước pha một chút muối, hoặc uống dung dịch oresol. Nhưng biện pháp này chỉ là tạm thời bởi không có thuốc hạ nhiệt đặc hiệu trong trường hợp này, sốt do say nắng sẽ nguy hiểm hơn so với sốt thông thường.

Chú ý cho trẻ uống nhiều nước và uống những nước bù nước và muối cho trẻ

Chú ý cho trẻ uống nhiều nước và uống những nước bù nước và muối cho trẻ

Sau khi áp dụng một vài biện pháp nhanh chóng như trên, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có những triệu chứng nặng hơn của tình trạng say nắng như thở nhanh, ngất xỉu, tim đập nhanh, hôn mê, co giật. Trên đường đưa trẻ đi cấp cứu cần lưu ý liên tục lam mát cơ thể và bổ sung nước cho trẻ.

Trước khi dùng loại thuốc nào cho trẻ, bố mẹ cũng lưu ý đã hỏi rõ ý kiến bác sĩ và đảm bảo an toàn cho trẻ, không tự ý dùng các biện pháp dùng thuốc hạ nhiệt cho trẻ mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thảo luận bằng facebook