Lựa chọn đồ chơi cho trẻ từ 3-4 tuổi
Tiếp tục series bài viết về lựa chọn đồ chơi theo tuổi cho trẻ, hôm nay Megamart xin giới thiệu cho các mẹ bài “Chọn đồ chơi cho trẻ từ 3-4 tuổi” hy vọng sẽ là một gợi ý hữu ích cho các bà mẹ trước khi chọn lựa đồ chơi cho con.
Bước vào độ tuổi 3-4, thường được gọi là tuổi mầm non, bé đã có sự phát triển vượt bậc, đây cũng là mốc thời gian đánh dấu trong chu kỳ phát triển của trẻ nhỏ. Những thay đổi khi bé chuyển sang 4 tuổi gồm:
Phát triển khả năng vận động, thể chất
Nếu như trước 3 tuổi, khi bé chạy nhảy vẫn làm các bậc cha mẹ lo lắng, thì bước sang độ tuổi mầm non này, điều đó đã không còn nữa. Trẻ có thể tự do chạy nhảy, học thêm được khả năng đá những quả bóng, có thể đi từng bước trên cầu thang. Ngoài ra, nếu 3 tuổi bé gặp nhiều khó khăn trong việc tự mặc quần áo, cần có sự giúp đỡ của cha mẹ mới có thể hoàn thành thì giờ đây, bé có thể thành thạo thực hiện công việc sinh hoạt cá nhân này. Để có được những sự thay đổi này một phần là do bé đã, đang dần hoàn thiện phát triển các cơ, khả năng vận động thô và tinh đã chuyển sang một mức độ mới. Vì thế, khi chọn đồ chơi cho trẻ các mẹ cũng nên chú ý hơn đến các loại đồ chơi phát triển khả năng vận động để hoàn thiện kỹ năng này cho bé.
Phát triển ngôn ngữ
Ở thời kỳ này, các bé có thể hiểu hầu hết được những gì mình nói hoặc nhắc lại được, vì thế sẽ không quá lạ khi bé có những câu cú “chuẩn” chứ không bập bẹ nhắc gì nói đấy như trước nữa. Bé đã dần biết làm quen đến chữ, sách và truyện tranh. Mặc dù chưa học được chữ ở độ tuổi này, nhưng việc bố mẹ cho bé làm quen dần sẽ làm thời gian học chữ viết sau này đối với trẻ không trở thành “cực hình” nữa, mà mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Do đó, khi chọn đồ chơi các mẹ cũng cần sắm thêm cho bé đồ chơi phát triển kỹ năng ngôn ngữ, các bộ đồ chơi gỗ Spielgaben cấp.
Phát triển cảm xúc, tính xã hội
Thời điểm này, cảm xúc của bé trở nên thất thường, nhanh vui, nhưng ngay sau đó có thể buồn ngay được. Mặc dù phải đối mặt với cảm xúc của bé thay đổi nhanh chóng mặt nhưng các mẹ cũng đừng vì thế mà buồn, vì đây là tiền đề để hoàn thiện cảm xúc cho bé sau này. Về mặt khoa học, điều này có thể lý giải như sau: đây là thời kỳ phát triển khả năng nhận diện cảm xúc của bé, nếu như trước đây, bé chưa bộc lộ được điều này thì bây giờ là thời điểm để bộc lộ ra ngoài. Nên sự thay đổi cảm xúc của bé diễn ra thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, ở thời gian này trẻ cũng dần trở nên hòa đồng hơn với bạn bè xung quanh, biết chơi với bạn cùng tuổi nhiều hơn.
Dựa vào những thay đổi trong sự phát triển cảm xúc, trí tuệ của trẻ trong thời gian này, mà các mẹ nên lựa chọn cho con mình các loại đồ chơi gồm:
Đồ chơi xếp hình
- Đồ chơi xếp hình
Khi đã chuyển sang 4 tuổi, bé đã có thể hoàn thiện được khả năng trí não và kỹ năng vận động tinh, nên việc chơi các món đồ chơi xếp hình trở nên khá phù hợp. Bố mẹ có thể chọn cho con mình các loại xếp hình có kích thước từ nhỏ đến tầm trung. Số lượng mảnh ghép trong khoảng 100 là thích hợp nhất. Đồ chơi loại này vừa rèn luyện sự khéo léo cho cơ tay, vừa phát triển khả năng tư duy cho trẻ.
Đồ chơi di chuyển
- Đồ chơi di chuyển
Đồ chơi loại này khá đa dạng có thể lựa chọn cho bé như: xe ô tô, xe 3 bánh,…Nếu như độ tuổi trước đó, trẻ chưa đủ kỹ năng để chơi được các trò chơi vận động, thì thời điểm này là thích hợp cho các trò chơi kết hợp khả năng vận động tinh và thô, trẻ cũng hoàn thiện đủ kỹ năng để cảm nhận được tính chất của trò chơi.
Đồ chơi gỗ, lắp ghép
- Đồ chơi gỗ, lắp ghép
Đồ chơi gỗ các loại như: cho các miếng gỗ có hình thù khác nhau vào hộp gỗ, hay đồ chơi Spielgaben, trở nên hữu dụng hơn. Đặc biệt, nó không chỉ có tác dụng như một phần cho bé giải trí nữa, mà còn có ý nghĩa giáo dục rất cao. Rèn luyện khả năng tư duy, trí tưởng tượng, đồng thời làm quen với các hình khối, kích thước trong toán học.
Tô màu, vẽ tranh
- Tô màu, vẽ tranh
Ở độ tuổi 1-2 tuổi, vẽ tranh, tô màu mới chỉ dừng lại ở các đường nét nguệch ngoạc, thì giờ đây chuyển sang độ tuổi mẫu giáo, bé có thể tự tin tô hoàn chỉnh một bức hình có sẵn, hoặc tự vẽ được một bức tranh có ý nghĩa hơn. Lý giải được điều này là do, thời điểm này khả năng vận động tinh của các đầu ngón tay đã trở nên thuần thục hơn trước đó rất nhiều, do đó việc cầm một cây bút màu sẽ không nên đơn giản hơn rất nhiều.
Trò chơi cắt ghép
- Trò chơi cắt ghép
Nếu như trước 3 tuổi, trẻ gặp khó khăn dùng tay để điều khiển các đồ vật thì ở độ tuổi này, bé đã có thể bắt đầu thành thạo dùng kéo cắt giấy, cắt thành các đường, hình thù kỳ thú khác nhau.Hãy chuẩn bị cho bé thật nhiều dấy, 1 chiếc kéo nhỏ, cùng keo dán,.. để bé nhà bạn tha hồ sáng tạo lên “tác phẩm” giấy dán nghệ thuật của mình.
Đồ chơi nấu ăn
- Đồ chơi nấu ăn
Trẻ lên 4 cũng đã bắt đầu đã bắt đầu có nhận thức cao hơn về sự xuất hiện của mình trong gia đình. Do đó, ngay từ bây giờ các mẹ có thể chọn cho con mình các loại đồ chơi tìm hiểu về kỹ năng trong cuộc sống, công việc của người xung quanh. Có thể sử dụng các loại như: Đồ chơi nấu ăn, dụng cụ làm bác sỹ, cứu hỏa,… để ngay từ nhỏ trẻ đã có thể hình dung được nhiều hơn về các công việc trong thực tế, có cảm nhận gần hơn đến cuộc sống sung quanh.
Đồ chơi tập thể
- Đồ chơi tập thể
Không còn chỉ nghĩ đến mình như những năm đầu đời nữa, trẻ lên 4 bắt đầu có những nhận thức rõ hơn về tình bạn, một cách gọi có phần hơi “xa xỉ” nhưng đơn giản hơn đó là những đứa trẻ cùng chơi với chúng. Bé dần học được cách trò chuyện, chơi cùng với bạn bè xung quanh. Do đó để phát triển được tình cảm này cho bé, các mẹ nên chọn cho con mình các trò chơi tập thể đòi hỏi nhiều bé có thể cùng chơi như đồ chơi xúc cát, đất nặn,…
Có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của đồ chơi đến chu kỳ phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, ngoài phải chọn đồ chơi cho bé đúng độ tuổi, các mẹ còn phải lưu ý sao phát triển toàn diện các kỹ năng cho trẻ, từ khả năng vận động, giao tiếp, cảm xúc, và nhận biết về xã hội xung quanh.