Tất tần tật về kĩ năng sử dụng đồ chơi bố mẹ cần dạy trẻ
Những kĩ năng sử dụng đồ chơi dành cho trẻ em thường ít được các phụ huynh để ý đến nhưng điều này lại cực kì quan trọng đối với các bé. Đồ chơi được trẻ sử dụng thường xuyên cả ở nhà và khi đến trường từ giai đoạn 1-2 tuổi cho đến lứa tuổi mầm non lớn hơn. Việc chơi với đồ chơi cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và hình thành thói quen, tính cách của trẻ. Nhiều trẻ do bố mẹ để cho tự do “tương tác” với đồ chơi mà không được dạy bảo cẩn thận nên thường có những thói quen xấu như ích kỉ, giành đồ chơi với bạn, cẩu thả, nhanh nản trí… Những thói quen xấu này để lâu qua một thời gian dài đến lúc bố mẹ muốn bé sửa chữa và thay đổi sẽ rất khó. Chính vì vậy, ngay từ khi trẻ bắt đầu biết nhận thức và làm quen với những món đồ chơi thông minh, bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ những kĩ năng sử dụng đồ chơi đúng cách và tốt nhất dành cho sự phát triển của bé.
Làm gì khi bé hay ngậm đồ chơi?
Trẻ nhỏ thường vô tư gặm nhấm đồ chơi có thể gây hại cho sức khỏe
Trẻ ngậm hoặc gặm đồ chơi hay đưa đồ chơi lên miệng là điều mà nhiều bố mẹ có con nhỏ thường gặp phải và lo lắng. Vì các món đồ chơi thường ẩn giấu những nguy hiểm về an toàn, vệ sinh có thể gây ra những tác hại không lường trước được đối với sức khỏe của bé nên đa phần các phụ huynh thường hốt hoảng khi nhìn thấy con mình đưa đồ chơi vào miệng gặm, nhai hay cắn. Để tránh được những hậu quả này, có những phương pháp rất đơn giản mà có thể nhiều bố mẹ còn chưa biết.
Điều đầu tiên để đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi cũng như tránh được những hậu họa nghiêm trọng từ đồ chơi đó chính là việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ. Điều này vốn đã rất quen thuộc nhưng nhiều khi phụ huynh vì chiều theo ý thích của con hoặc mua những đồ chơi rẻ tiền mà lại gây hại rất lớn cho con của mình. Đã có quá nhiều thông tin về tác hại nghiêm trọng của những món đồ chơi Trung Quốc, đồ chơi kém chất lượng nên điều này không bao giờ là thừa để cảnh tỉnh cho các phụ huynh. Nếu con bạn chơi những loại đồ chơi độc hại này và đưa vào miệng, không thể lường trước được những hậu quả nguy hại như thế nào. Chính vì vậy, hãy luôn sáng suốt và lựa chọn những đồ chơi thông minh, an toàn và phù hợp với trẻ để khi bé có đưa đồ chơi lên miệng cũng không gặp phải tác hại gì quá lớn.
Bố mẹ nên chọn mua loại đồ chơi an toàn có thể gặm cho bé như đồ chơi Fisher Price
Những mối nguy hiểm từ việc ngậm, cắn đồ chơi của bé có thể thấy rõ và còn nguy hiểm hơn nếu bé nuốt phải những loại đồ chơi nhỏ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Để ngắn ngừa những nguy hiểm này, bố mẹ có thể kiểm soát mọi hành vi của bé trong khi chơi đồ chơi và ngăn chặn ngay mỗi khi bé đưa đồ chơi lên miệng. Với những bé còn nhỏ, vì bé chưa phát triển về ý thức và nhận biết, nên bố mẹ cần đặc biệt luôn dành thời gian ở bên và để mắt đến trẻ để kịp thời phát hiện khi bé có ý định đưa đồ chơi vào miệng. Tuy nhiên, việc ngăn chặn này cũng chỉ là một phần nhỏ trong những cách ngăn ngừa tác hại của việc gặm đồ chơi của bé. Bố mẹ không thể lặp đi lặp lại hành động ngăn không cho bé bỏ đồ chơi vào miệng được và điều này sẽ dễ dẫn đến bé quấy khóc vì không được thỏa mãn hành vi của mình. Ở độ tuổi còn nhỏ, bé lại luôn muốn tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh thông qua các giác quan của mình và việc gặm đồ chơi cũng là một cơ hội như vậy. Vì thế, việc bố mẹ ngăn cản hành vi của bé cũng làm mất đi khả năng tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh. Để đơn giản nhất, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên là bố mẹ hãy vệ sinh an toàn đồ chơi được lựa chọn cẩn thận dành cho bé, và quan trọng là hãy coi việc bé đưa đồ chơi vào miệng chỉ là chuyện nhỏ. Đừng quá gay gắt hay quá nghiêm trọng hóa khi thấy bé đưa đồ chơi vào miệng, điều này sẽ chỉ gây căng thẳng tâm lý cho cả mẹ và bé. Các mẹ vẫn có thể vẫn ngăn không cho bé gặm đồ chơi, nhưng cũng có thể đôi khi để bé có thể gặm đồ chơi đã được vệ sinh đúng cách một chút cũng không sao hoặc mua những loại đồ chơi có thể gặm cho những bé ở độ tuổi mọc răng như của thương hiệu Fisher Price nổi tiếng. Điều này sẽ giúp bé khám phá thế giới xung quanh hoàn hảo và phát huy các giác quan tốt nhất.
Biết cách nâng niu, giữ gìn đồ chơi
Luôn dạy bé biết nâng niu, giữ gìn đồ chơi để chơi được lâu
Đồ chơi của các bé cần phải đáp ứng được những tiêu chí quan trọng về an toàn, vệ sinh trong khi sử dụng. Vì vậy, một điều bố mẹ nhất thiết phải dạy cho bé đó là cần phải học cách giữ gìn, sắp xếp đồ chơi để đồ chơi được bền bỉ và phát huy tác dụng tốt nhất. Việc các bé chơi đồ chơi nhanh làm hỏng và vứt đồ chơi bừa bãi là điều rất thường gặp ở hầu hết các gia đình có con nhỏ. Vì bé còn nhỏ và chưa phát triển ý thức tự giác cũng như hiểu được giá trị của những món đồ chơi nên bố mẹ cần kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục trẻ hình thành thói quen dọn dẹp và giữ gìn đồ chơi trong khi chơi. Nếu như ở độ tuổi sơ sinh, các bé đều chưa có ý thức giữ gìn đồ chơi của mình mà thường đập phá, ném các món đồ chơi một cách vô thức thì bố mẹ thường cố gắng ngăn chặn các hành vi đó và thu dọn những đồ chơi bé bày bừa ra cho gọn gàng. Nhưng đến giai đoạn lớn hơn một chút, khoảng 1,5-4 tuổi, bé đã biết học hỏi và khám phá mọi thứ xung quanh mình thì bố mẹ nên dạy cho bé biết cách giữ gìn đồ chơi và có ý thức bảo quản đồ chơi của mình.
Đây là một bài học rất thiết thực và ý nghĩa đối với mọi đứa trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời để trẻ học được đức tính biết trân trọng những điều giá trị trong cuộc sống và phát triển ý thức một cách nề nếp, biết nghe lời. Tuy nhiên, việc giáo dục trẻ giữ gìn đồ chơi tưởng đơn giản nhưng nhiều khi cũng rất khó khăn và nan giải. Nhiều bé mắc phải những lỗi làm hỏng, nghịch ngợm đồ chơi thì thường bị bố mẹ quát mắng và lo sợ mà không rút cho mình được những kĩ năng để giữ gìn đồ chơi. Tốt nhất là các phụ huynh nên hướng dẫn bé một cách từ từ và nhẹ nhàng về việc bảo về đồ chơi của mình và thường xuyên động viên, khuyến khích bé có ý thích chơi đồ chơi cẩn thận và an toàn, không phá hỏng đồ chơi. Bố mẹ có thể dạy cho bé tham gia các tính huống phân biệt các dùng đồ chơi đúng và sai để bé hiểu được ý nghĩa của hoạt động này và thoải sức chơi và khám phá các món đồ chơi một cách đúng cách. Nếu bé làm đúng theo hướng dẫn thì bố mẹ nên khen và tán thưởng bé để bé hiểu được cách nâng niu, giữ gìn đồ chơi có giá trị như thế nào.
Chia sẻ đồ chơi với bạn bè
Dạy bé không tranh giành đồ chơi với nhau dẫn đến những thói quen rất xấu
Chơi đồ chơi cùng bạn bè, bé sẽ vừa chơi vừa học được những bài học vô cùng hữu ích đối với sự phát triển của bất kì đứa trẻ nào. Để tăng thêm tính tự tin và hòa đồng trong đám đông, tập thể cũng như kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong một tập thể, bé cần học cách chia sẻ đồ chơi và chơi chung với những bạn cùng trang lứa. Khi chơi ở nhà với bố mẹ, có thể bé hay được bố mẹ nhường cho và thường được tự ý chơi theo ý thích của mình. Tuy nhiên, khi chơi ở lớp hoặc chơi cùng với những bạn bè khác, bé sẽ có thể có những tính không tốt như tranh giành đồ chơi với bạn, không hòa mình với đám đông hoặc còn bị tự kỉ… Do đó, để tránh những điều không tốt này của trẻ, bố mẹ cần phải dạy trẻ học được đức tính biết chia sẻ, nhường nhịn không chỉ là đồ chơi, mà còn có thể là bất kì món đồ nào khác của bé trong cuộc sống.
Bé sẽ học thêm nhiều bài học bổ ích nếu biết chia sẻ đồ chơi với bạn
Quá trình chơi với bạn bè sẽ mang đến cho bé khả năng làm chủ cái tôi cá nhân nhưng cũng cần phải hòa đồng và làm việc với tập thể một cách tốt nhất. Những trò chơi mà bé có thể chơi cùng nhiều người có rất nhiều cả về những trò chơi vận động thể chất lẫn những đồ chơi phát triển trí tuệ như đồ chơi xếp hình, đồ chơi lắp ghép mô hình, đồ chơi Lego, các trò chơi giải đố… Khi chơi những trò chơi nhiều người này, những bé có khả năng làm chủ đám đông và biết cách chia sẻ đồ chơi với bạn bè thường sẽ có những khả năng lãnh đạo vượt trội và biết cách hòa đồng, chan hòa với tất cả mọi người. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của tất cả các bé trong giai đoạn độ tuổi còn nhỏ để hình thành nên những tính cách làm người tốt đẹp trong tương lai. Vì vậy, bố mẹ nên hướng dẫn và dạy bảo bé các để chơi với bạn bè đoàn kết, hòa mình mà vẫn thể hiện được cá tính cũng như tố chất của bản thân. Các phụ huynh có thể chơi cùng con mình và các bạn của bé, kết hợp với nhà trường có những phương pháp giáo dục đúng đắn trong việc rèn luyện bé trong tập thể và dạy bảo con về sự công bằng cũng như đoàn kết khi chơi với nhiều người.
Tự lập thu dọn và cất đồ chơi đúng chỗ sau khi chơi
Bé cần học cách tự thu dọn đồ chơi ngăn nắp để rèn luyện tính tự lập từ nhỏ
Khi được bố mẹ hướng dẫn những kĩ năng chơi với đồ chơi một cách tốt nhất và học thêm được những bài học bổ ích, bé cũng cần phải biết cách cất đồ chơi ngăn nắp vào đúng nơi quy định mỗi khi chơi xong. Để đảm bảo được thói quen cất gọn đồ chơi đúng chỗ sau khi chơi, các phụ huynh cũng như cô giáo cần phải đặt ra cho bé những quy tắc về nơi cất đồ chơi, cách cất gọn đồ chơi. Điều này giúp bé tuân thủ theo và có ý thích hình thành đức tính gọn gàng, ngăn nắp, không bừa bãi, cẩu thả và quan trọng hơn nữa là hình thành đức tính tự lập cho mỗi đứa trẻ. Dù chơi ở lớp hay ở nhà, bé luôn cần được giám sát và nhắc nhở nhẹ nhàng nếu bé quên, nó sẽ giúp cho bé làm đúng như được những gì bố mẹ và cô giáo hướng dẫn cất gọn đồ chơi và chắc chắn sẽ hình thành nên thói quen tốt này cho bé.
Sau những giờ chơi vui vẻ và bổ ích, nếu bé hiểu và thực hiện được kĩ năng cất dọn đồ chơi sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học tính tự lập của bé. Ở các nước phát triển, trẻ em luôn được dạy cách tự lập trong những việc đơn giản và bản thân và việc cất dọn đồ chơi là yếu tố cơ bản được nhiều bố mẹ thực hiện cho bé. Nếu bố mẹ quá chiều chuộng và cho rằng để cất đồ chơi cho nhanh thì thường cất dọn đồ chơi cho bé. Lâu dần điều này sẽ gây cho bé tính ỷ lại và lười biếng, không có ý thức tự lập trong mọi việc. Các phụ huynh cần phải nghiêm khắc nhắc nhở con mình tự cất đồ chơi cũng như bất kì món đồ gì của bản thân mỗi khi sử dụng xong để dạy cho con tính tự lập từ nhỏ.
Nắm được những kĩ năng sử dụng đồ chơi đúng cách và ý nghĩa sẽ giúp các bé phát triển toàn diện một cách tối đa và hình thành nên những thói quen cũng như đức tính tốt cho bé. Để thực hiện được những điều này, cần có thời gian cùng với sự quan tâm, hướng dẫn đúng cách của bố mẹ và thầy cô để bé có thể không chỉ chơi mà còn học được những bài học và kỹ năng thật hữu ích.