Xử lý như thế nào khi bé bị hóc đồ chơi hoặc dị vật?
Trẻ nhỏ thường hay có khuynh hướng đưa mọi món đồ lên miệng để nhai, ngậm, khám phá vì thế có thể gây ra những hậu quả khó lường trước. Khi mua bất cứ thứ đồ chơi nào cho trẻ, hoặc chọn quà tặng cho trẻ, người lớn cũng nên chú ý những kĩ năng cần biết khi sử dụng đồ chơi để dạy bé.
- Cha mẹ bận rộn “quên” cách chơi với con
- Thế giới đồ chơi thông minh an toàn và bổ ích cho bé 1 tuổi
- Tiêu điểm trong tuần: Tuyệt chiêu trị ho cho trẻ hiệu quả
Hầu hết bố mẹ ai cũng lo lắng khi con có thói quen cho đồ chơi vào mồm và nhất là bé nào hay nhai, cắn, ngậm đồ chơi. Để phòng tránh những rủi ro có thể gặp phải khi bé hay có thói quen đưa đồ chơi vào mồm, bố mẹ nên học cách xử lý tình huống xấu nhất có thể xảy ra đó là kỹ năng xử lý bé bị hóc đồ chơi trong miệng.
Bé thường hay đưa đồ chơi hoặc đồ vật vào miệng có thể bị hóc
Biểu hiện thích cho đồ chơi hoặc bất cứ vật gì vào mồm để ngậm, nhai, gặm, nhấm... là biểu hiện hoàn toàn bình thường đối với sự phát triển của một đứa trẻ. Bố mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con hay đưa đồ chơi lên mồm, thế nhưng không thể lúc nào bố mẹ cũng có thể giám sát 24/24 để ngăn cản bé.
Có nhiều cách để áp dụng khi bé hay cho đồ chơi lên miệng, thế nhưng cách xử lý như thế nào khi trẻ bị học đồ chơi hoặc dị vật thì còn nhiều người chưa biết đến. Trường hợp bé bị hóc đồ chơi rất dễ có thể xảy ra đặc biệt là với những bé còn nhỏ, đặc biệt là đồ chơi cho trẻ sơ sinh, bé chưa nhận thức được nhiều và chưa có nhiều kỹ năng xử lý để có thể đẩy hoặc không bị nuốt phải những vật nhỏ trong miệng.
- Trẻ nhỏ thường hay đưa mọi đồ vật vào miệng để khám phá
Mối nguy hiểm từ việc nuốt phải đồ chơi hoặc những vật nhỏ vào miệng trẻ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như nếu lựa chọn phải món đồ chơi không đảm bảo an toàn vệ sinh hoặc nguy hiểm hơn đó còn có thể là món đồ chơi độc hại từ Trung Quốc có chưa những chất nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hoặc nếu là món đồ chơi đảm bảo an toàn khi chơi, nhưng khi bé nhai, gặm thì có thể gây ảnh hưởng và biến chất gây hại cho cơ thể.
- Nếu không để ý trẻ có thể bị hóc đồ chơi hoặc những dị vật nhỏ
Nếu bé bị hóc phải món đồ chơi trong miệng hoặc trong họng, nếu bố mẹ không biết cách sơ cứu nhanh có thể gây ra những hậu họa rất nghiêm trọng, thậm chí có thể làm bé bị tắc thở dẫn đến tử vong. Vì vậy, hãy học cách xử lý khi trẻ gặp tai nạn hóc đồ chơi hoặc dị vật trong miệng để hành động kịp thời khi cần thiết.
Kĩ năng xử lý khi trẻ bị hóc đồ chơi hoặc dị vật
Không chỉ hóc đồ chơi, dị vật mà người lớn còn thường gặp trường hợp trẻ bị hóc thức ăn hoặc sặc nước. Những trường hợ này đều rất nguy hiểm và cần có biện pháp xử lý kịp thời. Khi bé thường xuyên đưa đồ vào miệng cắn hoặc nhai, ngậm, hoặc khi trẻ bắt đầu tập ăn thức ăn thô sẽ rất dễ bị hóc. Nếu người lớn không để ý kĩ, trẻ sẽ rất dễ bị tắc đường thở do bị hóc dị vật hoặc có vật cản vướng ở thanh quản, dẫn đến ngừng thở ngay lập tức đồng thời hôn mê và tử vong nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bố mẹ có thể khó quan sát mọi hoạt động 24/24 của trẻ
Đầu tiên điều quan trọng cần chú ý đến đó là có đến 25-50% trẻ bị mắc dị vật ở đường thở lại thường không có biểu hiện bên ngoài do vật cản nhỏ hoặc không thể chuẩn đoán được trong vòng 24 giờ nên bố mẹ hay chủ quan. Vì vậy nếu thấy trẻ có biểu hiện ho, sốt và có biểu hiện nghi vấn thì cha mẹ cần cấp cứu đúng cách và đưa trẻ đi bệnh viện.
Việc làm đầu tiên khi trẻ bị hóc mà người lớn thường làm là đưa tay vào móc cổ họng trẻ nhưng thực chất đấy là việc làm hoàn toàn sai. Việc làm này vô tình sẽ làm cho kích thích phản xạ làm co thắt thực quản. Trẻ dễ bị ho và đẩy vật đang vướng lên thanh quản gây ra tình trạng tắc nghẽn đường thở và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Việc sơ cứu ngay lập tức sau khi trẻ bị hóc dị vật có thể quyết định việc có thể cứu sống trẻ hay không.
- Cần biết cách thực hiện kỹ năng xử lý cơ bản khi trẻ bị hóc đồ chơi
Nếu vật bị mắc trong cổ họng hoặc thực quản trẻ có kích thước lớn và nhiều góc cạnh có thể dẫn đến suy hô hấp và gây ngừng thở. Cha mẹ cần khẩn trương thực hiện các thao tác sau: Đặt trẻ nằm ngửa trên nền đất cứng, sau đó mở miệng trẻ và nếu có thể thử móc họng trẻ để có thể lấy được dị vật ra, nâng cằm trẻ lên hoặc cố gắng đẩy hàm về phía trước để có thể giúp trẻ dễ thở hơn.
Điều quan trọng tiếp theo khi thực hiện thao tác giúp trẻ có thể thoát khỏi cảm giác khó thở đó là vỗ ngực và ấn ngực trẻ. Thao tác này nên thực hiện sau khi mà người lớn không thể dùng tay để móc dị vật trong họng trẻ và khi thao tác nâng cằm và ấn ngực trẻ không phát huy hiệu quả.
- Các thao tác cần thực hiện đúng cách và tùy vào từng biểu hiện của trẻ
Và cần chú ý là nếu trẻ bị sặc mà vẫn có thể nói hoặc ho được, tức là biểu hiện tắc thở không hoàn toàn thì bố mẹ không áp dụng phương pháp này sẽ làm cho bé hoàn toàn bị tắc thở. Với phương pháp vỗ lưng, người lớn đặt trẻ chú ý đặt dọc theo cánh tay của người lớn, đầu trẻ đặt thấp. Người thực hiện cấp cứu đặt tay lên đùi mình, bàn tay giữ vào cằm trẻ sao cho đường thở của trẻ được mở rộng liên tục. Đồng thời dùng gót bàn tay để vỗ lưng trẻ 5 lần liên tiếp. Nếu vỗ lưng không hiệu quả, lật ngược người trẻ lại và đặt trẻ nằm dọc trên đùi người thực hiện và vẫn ở tư thế cúi đầu thấp, ấn ngực 5 lần liên tiếp ở ½ phần dưới xương ức của trẻ.
- Biện pháp vỗ lưng và ấn ngực thực hiện hiệu quả nếu nâng cằm và đẩy hàm không hiệu quả
Sau khi có những biện pháp xử lý kịp thời giúp trẻ có thể thở được, bố mẹ nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và làm thông thoáng đường thở của trẻ. Và còn để điều trị các biến trứng các biến chứng trẻ có thể gặp phải như xẹp phổi, viêm phổi, viêm phế quản... do mắc phải dị vật trong họng.