7 sai lầm kinh điển của bố mẹ khi chăm con (Sơ sinh)
Từ đời xưa, cha ông ta đã luôn dạy rằng “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Quả đúng thực như vậy, những ai làm bố làm mẹ rồi mới có thể hiểu hết được sự vất vả, mệt nhọc khi nuôi con là như thế nào. Ai cũng mong con mình lớn khôn, khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Thế nhưng, trong quá trình nuôi con vất vả và còn nhiều gian khó, nhiều cha mẹ vẫn phải mắc phải những lỗi sai cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu những sai lầm này trong bài viết 7 sai lầm kinh điển của bố mẹ khi chăm con (Sơ sinh) dưới đây nhé
- Cách tăng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ 0-5 tuổi
- Mẹ Nhật nuôi con theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?
- Mua đồ chơi thông minh cho bé ở đâu an toàn chất lượng ?
Hôm nay Megamart sẽ giới thiệu những lỗi mà các ông bố bà mẹ hay mắc phải khi chăm con ở độ tuổi sơ sinh, giai đoạn đầu đời vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bé.
Để trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều
Trẻ sơ sinh trong giai đoạn vừa chào đời thường chỉ cần ăn ngủ đủ là đã phát triển cơ thể rất nhiều, cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trong giai đoạn này, việc ăn ngủ của bé cũng sẽ đem lại những sai lầm thường gặp của những bà mẹ, đặc biệt là những người mẹ lần đầu sinh con và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Điều cơ bản nhất mà các mẹ cần phải chú ý khi chăm con đó là chú ý đến giấc ngủ quan trọng của bé ngay kể từ khi đưa con từ bệnh viện về nhà. Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều tuy nhiên không phải lúc nào ngủ nhiều quá cũng là tốt. Nhiều bố mẹ thường khoe bé sơ sinh nhà mình ngủ liền mạch cả đêm, không quáy khóc tý nào. Tuy nhiên, điều này cũng không phải là tốt.
Giấc ngủ hết sức quan trọng với trẻ ở độ tuổi sơ sinh
Trong 2 tuần đầu tiên sau khi chào đời, cơ thể trẻ vẫn cần hấp thụ chất dinh dưỡng qua sữa mẹ và lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nếu trẻ ngủ liền mạch 8 tiếng như người lớn sẽ dẫn đến những hậu quả khiến trẻ bị thiếu chất, mất nước, và đói lả đi.
Vì vậy, trong 2 tuần đầu đời, bố mẹ cần cho bé ăn trong vòng 2-3 tiếng mỗi lần và cần phải chắc chắn cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho bé. Cơ thể và thời gian ngủ của mỗi trẻ sơ sinh sẽ khác nhau nhưng thường là vào ban đeem, bố mẹ nên cho con ăn cách 4 tiếng một lần và không nên để cho trẻ ngủ liền mạch quá lâu nếu thấy trẻ bị mệt, yếu mỗi khi thức dậy.
Để trẻ nằm ngủ phòng thiếu ánh sáng và bật đèn trong khi con đang ngủ
Trong khi chăm bé sơ sinh, người xưa thường kiêng kị rằng phải để cho mẹ và em bé nằm trong căn phòng tối, tránh ánh sáng. Tuy nhiên, điều này lại làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ và gây ra những bệnh cho trẻ nhỏ do thiếu ánh sáng như vàng da, còi xương, kém phát triển. Nếu ở trong phòng tối một thời gian dài, người lớn cũng khó phát hiện được trẻ đang bị vàng da và lâu dần còn dẫn đến những hậu quả nặng hơn như vàng da nặng, thiếu vitamin D làm trẻ khóc liên tục, dễ giật mình, trớ sữa sau khi ăn. Hoặc nguy hiểm hơn có nhiều trường hợp trẻ có nguy cơ tử vong hoặc bị di chứng thần kinh tâm thần do thiếu ánh sáng mặt trời thời gian dài.
Không được để trẻ ngủ trong phòng tối, thiếu ánh sáng
Để tránh được những hậu quả nguy hiểm này, tuyệt đối bố mẹ không nên để trẻ sơ sinh trong một môi trường tối, thiếu ánh sáng và dễ dẫn đến ẩm thấp, không khí hôi hám. Trong phòng tối, bố mẹ sẽ không phát hiện được những thay đổi bất thường của trẻ và khó chăm sóc được con tốt. Thế nhưng, bố mẹ cũng cần chú ý tránh thói quen xấu là bật đèn trong khi trẻ sơ sinh đang ngủ. Các mẹ cần biết rằng ánh sáng quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng tới thị giác của trẻ, kể cả trong khi trẻ đang ngủ. Do đó, bố mẹ cần tránh bật đèn trong khi trẻ đang ngủ và tránh ánh sáng quá mạnh trong phòng làm chói mắt bé.
Quấn chặt, ủ con trong chăn dày
Thói quen xấu quấn, ủ chặt trẻ sơ sinh bằng chăn dày cũng là sai lầm nên tránh của các ông bố bà mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Từ thời xa xưa, các cụ hay có thói quen ủ trẻ trong chăn dày, nhất là trong mùa đông, nhưng theo kinh nghiệm nuôi con chỉ ra thì đây là một thói quen không tốt cho sự phát triển của trẻ. Nhiều phụ huynh lại thường quấn chặt con trong lớp chăn dày vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp trẻ đỡ bị giật mình và ngủ sâu hơn. Thế nhưng, họ đã mắc phải một lỗi sai cơ bản bởi điều này sẽ làm cho thân nhiệt của trẻ bị tăng cao và bé ra mồ hôi nhiều dễ dẫn đến bị cảm lạnh, ốm sốt.
Quấn chặt trẻ sơ sinh làm giảm sự phát triển cơ thể trẻ
Bên cạnh đó, việc bó chặt bé trng lớp chăn, lớp vải dày còn làm cho trẻ không thể cựa quậy được đồng nghĩa với việc làm mất đi cơ hội được vận động thể chất ngay từ nhỏ của trẻ. Trẻ sẽ không được tự do hoạt động đồng thời còn làm ảnh hưởng đến da của trẻ còn đang non nớt, dễ bị bí da và còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và các giác quan của trẻ.
Cho trẻ ăn uống không đúng cách
Về chế độ ăn của trẻ sơ sinh, theo các chuyên gia dinh dưỡng cũng cần đặc biệt chú trọng bởi giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu và bố mẹ khi cho trẻ ăn cần tuyệt đối tuân thủ chế độ ăn một loại thực phẩm duy nhất là sữa mẹ. Bố mẹ cũng cần lưu ý là tuyệt đối khong cho trẻ dưới 4 tháng tuổi thử một loại thực phẩm nào dạng thô rắn bởi bé sẽ không thể tiêu hóa được chúng mà còn nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh
Khi cho trẻ bú sữa mẹ, các mẹ cũng cần chú ý về tư thế, lượng sữa đúng cách và phù hợp với từng bé để bé có thể hấp thu tốt nhất những dưỡng chất của sữa mẹ. Ngoài ra, điều kiêng kị khi cho trẻ sơ sinh ăn cũng nên tránh đó là không cho bé uống một loại nước ép hoặc bất kì loại chất lỏng nào ngoài sữa. Bởi hệ thống tiêu hóa của bé chưa thể thích nghi với nhiều thứ khác ngoài sữa mẹ.
Căn giờ cho trẻ ăn
Đặc biệt, có một điều các mẹ thường mắc sai lầm khi cho trẻ ăn đó là căn giờ cho bé bú sữa. Về cơ bản, sau khi bú sữa mẹ, bé sẽ tiêu hóa những dưỡng chất trong sữa mẹ khoảng chừng 3 tiếng và nhiều mẹ thường nghĩ cho bé bú 3 tiếng 1 lần là hợp lý.
Tuyệt đối không nên căn giờ đều đặn cho trẻ sơ sinh ăn
Tuy nhiên, việc cho bé bú theo việc căn giờ một cách máy móc như vậy lại là làm hại cho trẻ rất nhiều. Nhiều lúc bé đã đói hoặc vẫn còn no lại bị bắt ép ăn sẽ không hấp thụ tốt những dưỡng chất cần thiết khi ăn. Mỗi đứa trẻ sẽ có một nhu cầu khác nhau nên các mẹ nên chú ý tùy theo từng trẻ hoặc tùy theo từng thời điểm khác nhau của trẻ mà cho trẻ bú sữa hợp lý.
Cho trẻ dùng mật ong
Đây là lỗi khá nhiều mẹ mắc phải vì nghĩ rằng theo quan niệm của cha ông, mật ong được dùng để vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ khi mới chào đời. Nhưng các bác sĩ đã cảnh báo rằng không được sử dụng mật ong dùng cho trẻ sơ sinh.
Các mẹ chú ý không dùng mật ong cho trẻ sơ sinh
Đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng với mật ong và đặc biệt là những loại mật ong không an toàn. Điều này dẫn đến hậu quả là bé bị sưng lưỡi, thậm chỉ sưng cả miệng và mặt. Vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không nên dùng mật ong để vệ sinh miệng lưỡi cho trẻ.
Không tắm cho trẻ vì sợ trẻ bị lạnh
Việc không vệ sinh hàng ngày cho trẻ đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng cho trẻ và có thể gây bệnh cho sức đề kháng còn kém của trẻ. Chúng ta cần luôn chú ý rằng không chỉ có bố mẹ, mà những người lớn xung quanh khi tiếp xúc cho trẻ sơ sinh cần luôn tạo môi trường sạch sẽ, vệ sinh tay chân cẩn thận trước khi bế em nhỏ để tránh mang những vi khuẩn ở ngoài vào tiếp xúc với trẻ.
Việc vệ sinh, tắm rửa hàng ngày là cần thiết với trẻ sơ sinh
Tuy nhiên, nhiều người lại sợ con bị bệnh, nhiễm lạnh khi tắm mà không vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Trẻ sơ sinh quan trọng nhất cần được bảo vệ khi tắm là băng kín rốn của trẻ. Đây là môi trường dễ bị vi trùng tấn công và nếu không được vệ sinh cẩn thận sẽ làm nhiễm trùng rốn và chậm rụng rốn ở trẻ. Nếu không được vệ sinh còn làm nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ như vi khuẩn lan rộng làm trẻ ốm yếu, nhiễm khuẩn gây bệnh cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần học cách tắm rửa cho trẻ hàng ngày hoặc cẩn thận hơn, có thể thuê người có chuyên môn tắm và vệ sinh sạch sẽ cho những bé sơ sinh mới chào đời.