blog

Dạy con kiểu các cụ - Phương pháp giáo dục trẻ gây tranh cãi

13/03/2015 trong Giáo dục

Bài viết này không đưa ra kết luận đối với vấn đề có đúng hay không trong quan điểm về phương pháp nuôi dạy con theo cách truyền thống. Hay nói cách khác tức là về vấn đề chúng ta có nên hay không làm theo chỉ dạy và kinh nghiệm của cha ông đời xưa truyền đạt lại về cách dạy con. Bởi lẽ, chúng ta ai cũng có cội nguồn, và dù có đồng ý hay không, chúng ta cũng không thể bãi bỏ hoàn toàn những gì người xưa đã đúc kết lại và truyền lại cho những thế hệ con cháu, trong đó có chính chúng ta, những người làm cha làm mẹ hôm nay.

Điều này có nghĩa là dù có thực sự đem lại những lợi ích tốt hay không trong cách dạy con theo những quan điểm về việc giáo dục con cái theo kiểu truyền thống như thế nào, thì các bậc cha mẹ cũng nên tìm hiểu và tham khảo để có thể tìm ra cho mình một mục tiêu giáo dục và phương pháp nuôi dạy con cho riêng mình.

Dạy con theo kiểu “đánh chừa”

 Dạy con theo kiểu các cụ – Phương pháp giáo dục trẻ gây tranh cãi 1

Trẻ mỗi khi bị ngã hay khóc đòi gì nhiều bố mẹ hay dỗ bằng câu “đánh chừa”

Với những bé độ tuổi còn nhỏ, từ giai đoạn mầm non trở xuống thì câu nói “đánh chừa” trở nên rất quen thuộc đối với nhiều em nhỏ. Những khi em bé ngã, hay không thích một ai đó hoặc một vấn đề gì và khóc to hay mè nheo thể hiện sự không đồng ý là bố mẹ sẽ nhanh chóng nói “đánh chừa này” để dỗ dành và cưng nựng con mình. Không thể tìm được một câu trả lời chính xác cho câu hỏi câu nói “đánh chừa” này đã có từ bao giờ và tại sao nó lại được lưu truyền lâu đến thế qua nhiều năm nay ở nước ta.

Chắn hẳn nhiều em nhỏ và cả những bậc phụ huynh ngày nay, những người cũng đã từng là trẻ con đều từng được nghe nói đến câu nói này. Và vô tình hầu hết bố mẹ coi nó như một câu nói bình thường và quen miệng dùng để nói với bé mỗi khi con ngã, con khóc hay kể cả khi con làm gì sai. Chứng kiến nhiều bố mẹ, hay cả ông bà và những người lớn nói câu này với trẻ con, nhiều người cũng cho rằng có những mặt trái gây tác hại nguy hiểm với trẻ nhỏ qua câu nói đơn giản tưởng chừng như vô hại này.

Những bà mẹ khéo chăm con thường chia sẻ họ hạn chế hoặc tuyệt đối không nói câu “đánh chừa” với con mình mà thay vào đó giải thích cho con hiểu nguyên nhân, hậu quả của việc con làm chứ không hoàn toàn đổ lỗi cho một vật dụng khác bằng câu nói “đánh chừa” như nhiều bố mẹ vẫn thường nói với con.

Dạy con theo kiểu các cụ – Phương pháp giáo dục trẻ gây tranh cãi 2

Bà mẹ trẻ MC Minh Trang nổi tiếng với những chia sẻ cách nuôi dạy con ý nghĩa

Như theo chia sẻ của MC Minh Trang, một bà mẹ trẻ khéo nuôi dạy con kể lại một tình huống rất đời thường mà lại có thể dạy con một bài học nhân cách ý nghĩa. Đó là cô con gái nhỏ của chị bị ngã và muốn mẹ “đánh chừa” “bạn tường” vì làm con đau. Nghe câu nói “Mẹ ơi, bạn tường hư quá làm con đau, mẹ đánh chừa bạn tường đi” chắc hẳn nhiều bà mẹ sẽ chỉ cần mất 5 giây để nói “đánh chừa tường này” để dỗ dành con.

Nhưng nữ MC này lại khác. Cô đã giải quyết theo một hướng khác bằng cách quan tâm, hỏi han xem con đau như thế nào và quan trọng là giải thích là do bé đã sai vì bị bước hụt chứ không phải lỗi của cái tường. Hẳn là một bài học đơn giản mà đem lại rất nhiều điều đáng suy ngẫm cho các ông bố bà mẹ hiện nay. Chị cũng chia sẻ rằng 15 phút vỗ về và phân bua cho con gái hiểu được điều này đã làm hai mẹ con muộn mất 15 phút nhưng đây sẽ là bài học quan trọng với cuộc đời của con sau này. Và là những ông bố bà mẹ thông minh và sáng suốt, chúng ta sẽ hiểu được 15 phút này là quan trọng hay đơn giản chỉ như 5 giây nói câu nói “đánh chừa này”.

“Thương cho roi cho vọt”

Dạy con theo kiểu các cụ – Phương pháp giáo dục trẻ gây tranh cãi 3

“Thương cho roi cho vọt” được nhiều ông bố bà mẹ áp dụng

Hiện nay vẫn có nhiều băn khoăn và tranh cãi của các bậc cha mẹ về triết lý giáo dục con cái “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” được để lại bởi các thế hệ cha ông từ bao đời nay. Chắc chắn trong vấn đề nuôi dạy con cái, ai cũng mong muốn con mình trở thành người tốt, biết vâng lời, biết cách “đối nhân xử thế” tốt đẹp với mọi người xung quanh. Bố mẹ luôn dạy con rèn luyện đạo đức cũng như học cách sống “có trên có dưới” để luôn đúng với giá trị được răn dạy làm người của dân tộc ta. Tuy nhiên, về vấn đề “ thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” ngày nay có 2 quan điểm trái chiều gây rất nhiều băn khoăn và suy nghĩ cho các bậc cha mẹ.

Dạy con theo kiểu các cụ – Phương pháp giáo dục trẻ gây tranh cãi 4

Bị bố mẹ đánh thường xuyên ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ

Theo quan điểm của những bậc cha mẹ hiện đại, có thể có những phát biểu chưa rõ ràng rằng nên bỏ đi quan niệm dạy con thì cần phải có roi vọt này. Nhưng theo phần lớn số đông các phụ huynh hiện nay, đa số đều cho rằng dạy con bằng roi vọt đã trở nên lỗi thời và bố mẹ nên học tập theo nước ngoài, tôn trọng quyền cá nhân của con mà dùng lời nói và phương pháp giáo dục mềm dẻo chứ không được dùng hành động đánh con hay thẳng tay có những hành động xâm phạm đến cơ thể trẻ.

Có thể có nhiều lúc, những bậc phụ huynh không thể kiềm chế được sự tức giận và la mắng con cái, nhưng theo ý kiến trái chiều với quan niệm “Thương cho roi cho vọt” thì dù có thể nào bố mẹ cũng phải học cách kiềm chế bản thân và tuyệt đối không nên “dạy cho con một bài học” bằng những đòn roi đau đớn.

Dạy con theo kiểu các cụ – Phương pháp giáo dục trẻ gây tranh cãi 5

Dạy con học bằng đòn roi làm trẻ cảm thấy áp lực và lo sợ

Mặt khác, lại có một phần lớn không kém các bố mẹ cho rằng dạy con bằng những hành động cụ thể của câu nói “Thương cho roi cho vọt” là điều cần thiết và không thể thiếu trong quá trình lớn lên và phát triển của những đứa trẻ. Họ đưa ra một dẫn chứng rất cụ thể về việc các cụ ta từ bao đời nay đã đúc kết ra kinh nghiệm này đó là không có đòn roi của ba mẹ thì sẽ không có những người con trưởng thành và thành đạt như trong xã hội ngày nay.

Nhiều đứa trẻ đã thể hiện bản thân khá nghịch ngợm và không biết nghe lời từ khi còn nhỏ, đặc biệt là các bé trai hiếu động. Vì vậy với nhiều bố mẹ, việc không dạy bảo bằng roi vọt thì trẻ sẽ không nghe lời, thích gì làm nấy và càng ngày càng trở nên hư đốn. Điều này có thể đúng và không đúng, tuy nhiên để khẳng định chính thức về quan điểm này thì có lẽ còn quá khó cho các bậc làm cha mẹ.

Thiết nghĩ, dù đứa trẻ có thế nào đi nữa, triết lý giáo dục của bố mẹ có dùng đòn roi hay không thì cần nhất vẫn là sự yêu thương và quan tâm của gia đình, của cha mẹ để trẻ con có thể phát triển tốt nhất đúng với lứa tuổi của mình. Bố mẹ cũng cần quan tâm con nhiều hơn để sáng suốt tìm ra cách giáo dục con phù hợp với con mình vừa có thể phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập rất cần thiết trong xã hội ngày nay.

Nên dạy con kiểu Tây hay kiểu ta?

Dạy con theo kiểu các cụ – Phương pháp giáo dục trẻ gây tranh cãi 6

Dù cách dạy nào nhưng bố mẹ đều hướng đến mục tiêu chung

Nền giáo dục Việt Nam là một sự tiếp nối và thừa hưởng của giáo dục thời Việt Nam dân chủ công hòa từ năm 1976 đến nay và tiếp tục phát triển thống nhất theo một khuôn mẫu giáo dục kể từ đó. Điều này có nghĩa là tư tưởng và triết lý giáo dục được duy trì trong nhiều năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành tính cách và học làm người của đa số trẻ em Việt Nam. Vì vậy, phần lớn số đông phụ huynh Việt Nam vẫn áp dụng những phương pháp nuôi dạy con cái theo cách truyền thống, làm theo những gì được áp dụng cho thời đại của mình để vận dụng lại vào việc dạy con.

Điều này về cơ bản cũng có rất nhiều tác động của những yếu tố khác đến giáo dục, đó có thể là kinh tế, thời gian, môi trường… Nhiều người làm bố làm mẹ thường chia sẻ thời gian kiếm miếng ăn cho con còn chưa đủ lấy đâu ra thời gian mà tìm phương pháp dạy con theo cách này cách kia. Hay chẳng hạn như đi làm về mệt còn bao nhiêu việc nhà chưa làm nên không có điều kiện để gần gũi, dạy bảo con theo đúng ý của mình. Nhiều bà mẹ vì quá mệt mỏi và áp lực trong cuộc sống mà còn phó mặc “con ngoan cho là may lắm rồi”.

Dạy con theo kiểu các cụ – Phương pháp giáo dục trẻ gây tranh cãi 7

Luôn quan tâm, yêu thương con là phương pháp hữu hiệu nhất

Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại ngày nay, lại có quá nhiều ông bố bà mẹ chạy theo xu thế với các phương pháp giáo dục trẻ sớm, giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” hay vô vàn các phương pháp giáo dục Nhật, Pháp, Mỹ và cả Do Thái, Ấn Độ… và áp dụng tràn lan cho trẻ dẫn đến những hiệu quả rất oái ăm cho chính con mình. Bé thì tự kỉ, bé thì quá hiếu động dẫn đến tăng động, có trẻ thì lại luôn thu mình, vốn nhút nhát càng thêm phần nhút nhát hoặc có bé lại có những tư tưởng quá tự do và quá thoáng trong cách cư xử với mọi người như ở “Tây”. Hẳn là bên cạnh những mặt lợi của các phương pháp giáo dục hiện đại mới nhất được áp dụng ở các nước phát triển, có thể là do các yếu tố khác nhau mà trẻ Việt Nam không thể thích ứng hay đạt được những hiệu quả mong muốn như trẻ ở nước ngoài.

Dạy con theo kiểu các cụ – Phương pháp giáo dục trẻ gây tranh cãi 8

Gia đình là nền tảng vững chắc trong giáo dục trẻ nhỏ

Chính vì vô số trở ngại và có thể có một vài tiêu cực trong những cách nuôi dạy con theo kiểu nước ngoài, mà nhiều bố mẹ Việt Nam quyết định chỉ nuôi dạy con theo cách truyền thống, như những gì ông cha ta đã dạy và có ý nghĩ “ để cho trẻ phát triển tự nhiên giống như bố mẹ chúng bây giờ vẫn có cái ăn cái mặc” hoặc áp dụng cách thế này thế kia thì trẻ cũng chỉ cần phát triển bình thường không thua kém bạn bè thôi.

Tuy nhiên, với ý nghĩ này, thì con bạn sau này cũng chỉ có thể trở thành những người bình thường, làm những công việc bình thường trong xã hội mà không thể phát triển vượt bậc và nổi trội hơn bạn bè cùng trang lứa được. Với nhu cầu hội nhập như ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người cũng cần phải phát triển và xuất sắc hơn để có thể làm nên những thành công nhất định đối với mỗi người.

Thảo luận bằng facebook