16 dấu hiệu bạn đang quá nghiêm khắc với con của mình
Nếu nàng công chúa bé nhỏ 4 tuổi của bạn tỏ ra bất hợp tác trong bữa ăn, bạn sẽ để chúng kết thúc công việc ăn uống tại đây hay sẽ dọa dẫm, bắt ép con ăn ? Còn cậu con trai lớp 5 thì không tập trung học ở trường và từ chối việc làm bài tập về nhà, bạn sẽ cấm con xem tivi hay đi chơi bên ngoài ? Và bạn sẽ xử trí ra sao khi con bắt đầu bước vào giai đoạn vị thành niên với những thay đổi trong tâm sinh lí ?
Mỗi bố mẹ đều phải đặt ra một giới hạn cho đứa con của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện của sẽ gặp phải những khó khăn, căng thẳng và thậm chí áp lực lên trẻ nếu bạn không áp dụng đúng cách, khoa học.
Và dưới đây là 16 dấu hiệu cho thấy bạn đang quá nghiêm ngặt với con trẻ cùng những gợi ý nên làm gì trong các tình huống trách phạt con.
1. Bản thân bạn đặt ra quá nhiều quy tắc cho con.
Nancy Darling, tiến sĩ, giáo sư tâm lý học đại học Oberlin cho biết: “Đó là dấu hiệu cho thấy bạn quá nghiêm ngặt đối với tất cả mọi người khi bạn thiết lập quá nhiều quy tắc mà bạn có thể không thể thực hiện được tất cả.”. Thay vào đó, giáo sư cho rằng ta không nên đặt nặng những quy tắc và cần có những các xử trí nhất quán với giới hạn mà bạn đề ra. Và đây là điều thật sự quan trọng.
2. Dọa dẫm trẻ luôn là phương án giải quyết đầu tiên.
Việc nói “Mẹ sẽ vứt hết đồ chơi của con!” hay “Mẹ đuổi con ra khỏi nhà bây giờ!” sẽ không bao giờ có tác dụng với trẻ, đặc biệt là những bé cứng đầu. Khi con đã thỏa hiệp với cách giải quyết của bạn, tốt nhất không nên gây căng thẳng. Hãy suy nghĩ cẩn thận về những hậu quả trước khi dùng đòn roi với con.
Dọa nạt trẻ không phải là cách hay để nuôi dạy chúng.
3. Những quy định không nên vượt quá quyền lợi của một cá nhân.
Cha mẹ có quyền đặt ra quy tắc cho con về việc đi học đúng giờ, cách cư xử với những người xung quanh … tuy nhiên nên nhớ rằng, trẻ cũng là một cá thể độc lập của xã hội. Chúng cũng có những chính kiến của mình, hãy thật khéo léo trò chuyện và giáo dục con nhẹ nhàng, hợp lý.
4. Tình yêu bố mẹ dành cho con luôn đi kèm điều kiện (hoặc trong lời nói bạn cần chứng minh cho con tin điều này)
Bạn nên nói với con “Bố mẹ rất yêu con nhưng cũng hy vọng con sẽ cư xử theo cách này …” hoặc khích lệ “Bố mẹ tin con có thể làm tốt hơn” thay vì yêu thương con mù quáng, con vòi vĩnh gì cũng chiều. Đặc biệt chú ý, không nên nói với trẻ rằng “Con mà làm thế thì con không phải là con mẹ” - đây là lời nói khiến nhiều trẻ cảm thấy tổn thương.
5. Hãy cẩn thận với những từ ngữ bạn nói với con.
Khi bạn muốn con bạn làm việc gì, đừng ra lệnh cho con mà hãy cùng con thực hiện chúng. Tông giọng chính là yếu tố quyết định: tông giọng cao - bạn ra lệnh - con không nghe, tông giọng bình tĩnh - bạn muốn con giúp đỡ - con vui vẻ nhận lời. “Nội dung bạn muốn truyền đạt tới con quan trọng hơn cách bạn nói”, giáo sư Darling cho hay.
Đừng bao giờ để trẻ cảm thấy tủi thân với từng lời nói của bạn
6. Những quy định được áp dụng không đúng thời điểm.
Khi con đang bận làm một việc gì đó ngoài vui chơi ra, bạn không nên bắt ép con làm sang một việc khác. Việc tốt nhất là cha mẹ nên tùy theo giờ sinh hoạt hàng ngày của con để tránh gây xung đột.
7. Bạn luôn phải đóng vai cảnh sát, cọp, sư tử … hay thậm chí là máy nhắc nhở con.
Sẽ thật nghiêm khắc khi bạn đề ra những quy tắc và lúc nào cũng thúc ép con bằng mọi cách phải thực hiện chúng.
8. Con không dành sự quan tâm đến bạn.
Nếu con lảng tránh, nói chuyện với bố mẹ ít đi hay thậm chí không muốn đụng mặt với bố mẹ, đó chính là dấu hiệu cho biết bạn đang quá nghiêm khắc với trẻ. Nuôi dạy con là một trận chiến, bạn có thể thắng nhưng lại mất đi lòng tin tưởng từ con. Quan trọng là vừa bồi đắp được tình cảm gia đình và vừa cho con hiểu rằng bạn luôn quan tâm tới con trong một giới hạn nhất định.
9. Trẻ không muốn dẫn bạn về nhà chơi.
Chính vì bạn quá nghiêm khắc, khó tính! Đứa trẻ nào cũng muốn mời bạn về nhà chơi, vì chúng muốn giới thiệu nơi mình sống với người khác, đồng thời khẳng định không gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời chúng là khi được ở nhà. Nhưng bạn thì luôn theo sát chúng, nhắc nhở hay thậm chí tỏ ra khó chịu vì bọn trẻ có thể làm bẩn căn nhà. Sạch sẽ là tốt, tuy nhiên hà khắc quá sẽ khiến trẻ e dè, không muốn tiếp cận. Bạn cũng như con của mình, là chủ căn nhà và điều ai cũng mong muốn là có khách tới chơi, phải không?
Bạn bè luôn là một phần quan trong trong cuộc sống trẻ nhỏ
10. Con trẻ phụ thuộc quá nhiều vào các phương tiện giao tiếp ảo.
Giới trẻ giờ dùng Facebook, Instagram … còn nhiều hơn việc lắng nghe, trò chuyện cùng người khác. Khi bạn quá nghiêm khắc, không chịu nghe con trình bày ý kiến hay quan điểm của mình, thì đó cũng chính là lúc con sẽ nói ở trên các mạng xã hội, và điều này không hay ho gì.
11. Con chỉ biết học, không có thời gian giải trí, thư giãn.
Chuyên gia Taffel cho biết: “ Trẻ cần có thời gian thoải mái để tổng hợp, ứng dụng những thứ chúng đã được học thông qua các hoạt động như vận động, vui chơi đơn giản. Nếu chỉ có tiếp thu, học mà không được vận dụng vào thực tiễn thì mọi thời gian học cũng không có ích gì trong cuộc sống của trẻ.”
12. Mình là người duy nhất.
“Hãy tìm hiểu xem cha mẹ khác sẽ làm gì nếu gặp phải khó khăn trong việc nuôi dạy con như mình” - Taffel nói. “ Khi mà không có một ai làm điều tương tự như bạn, ví dụ như cấm con được sử dụng các phương tiện máy tính trong thời gian cho phép, thì quả thật bạn đang quá nghiêm khắc rồi.”
Con cái luôn mong muốn được bố mẹ quan tâm, yêu thương
13. Bạn cấm con làm mọi thứ.
Nên nói “Mẹ không khuyến khích con làm việc này, nhưng mẹ cũng không cấm, nếu con cảm thấy việc đó là đúng, hãy chứng mình với mẹ rồi 2 mẹ con sẽ cùng làm”. Trẻ sẽ rất vui vì có được sự đồng thuận từ bố mẹ.
14. Quy định là quy định, con không được quyền thắc mắc.
Bạn có thể đề ra những quy tắc, tuy nhiên cũng cần giải thích cho con hiểu. Ví dụ như con gái không nên ngủ qua đêm ở ngoài vì có rất nhiều nguy hiểm, tuy nhiên con có thể ngủ ở nhà họ hàng thân thích nếu được người họ hàng đó xác nhận.
15. Bạn là nhà độc tài về khoản đề ra những quy tắc.
Bạn có quyền đưa ra cho con một giới hạn, nhưng đừng trở nên độc đoán và kiểm soát con quá đà.
16. Bạn cư xử với trẻ lạnh lùng.
Đây là điều gần không nên áp dụng nhiều, đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bạn không nên quá lạnh lùng với con, có thể giận con, không quan tâm đến con ngay khi con mắc lỗi. Tuy nhiên ngay sau đó hãy cùng con phân tích vấn đề đúng hay sai, nhắc nhở con rồi ôm con thật tình cảm.
Chỉ nên uốn nắn con nhẹ nhàng, đừng lạnh lùng nhé các mẹ ơi!
Thay cho lời kết, Megamart xin gửi đến các bậc cha mẹ lời chia sẻ của Denise Schipani, tác giả cuốn “Những Quy Tắc Mẹ Nghiêm Khắc Dạy Con Tự Lập”, mong cha mẹ sẽ nuôi dạy con thật khoa học, sáng suốt.
“Bà mẹ khắc nghiệt sửa soạn cho con bước ra thế giới,
chứ không sửa soạn thế giới cho con.”