Mẹ Nhật nuôi con theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đã không còn xa lạ gì với nhiều bà mẹ. Nhưng có lẽ còn chưa nhiều người biết đến sự khác biệt giữa cách nuôi con theo phương pháp này của mẹ Việt và mẹ Nhật khác nhau như thế nào. Nhiều bà mẹ cho con ăn dặm kiểu Nhật từ khi còn nhỏ, có thể từ 5 tháng tuổi hoặc thậm chí nhỏ hơn từ 4 tháng tuổi. Những phương pháp, cách thức chế biến và thực đơn cho bé được các mẹ sưu tầm và học theo đều mang lại nhiều sự tiến bộ rõ rệt cho tầm vóc và sức khỏe của các bé.
- Người Nhật dạy con thông minh như thế nào ? (0 – 3 tháng tuổi)
- Người Nhật dạy con thông minh như thế nào ? (4 – 6 tháng tuổi)
- Người Nhật dạy con thông minh như thế nào ? ( 7 – 10 tháng tuổi)
- Người Nhật dạy con thông minh như thế nào ? ( 1 – 2 tuổi)
Nhờ áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, nhiều mẹ còn khen “ Ăn dặm kiểu Nhật, con tôi lớn như thổi, tăng cân rất đều đặn”. Cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật còn được rất nhiều mẹ làm theo bởi tính khoa học và bổ dưỡng dành cho bé. Tuy nhiên phương pháp này vẫn có nhiều tranh cãi và không phải tất cả các mẹ đều đồng ý rằng phương pháp này tốt cho con của mình. Hôm nay Megamart xin giới thiệu với các mẹ tổng hợp thông tin về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho các mẹ tham khảo và tìm hiểu xem cách nuôi con của mẹ Việt và mẹ Nhật có những điều đối lập nhau như thế nào nhé.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thực hiện như thế nào ?
Ăn dặm kiểu Nhật được nhiều mẹ lựa chọn vì vừa khoa học vừa dinh dưỡng
Về chế độ và thực đơn ăn, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chia làm 2 giai đoạn chính. Ở giai đoạn đầu, khi mới bắt đầu làm quen với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ ăn dặm mỗi ngày 5 bữa bao gồm 4 bữa sữa và 1 bữa mặn. Và mỗi bữa ăn sẽ cách nhau 4 tiếng. Còn ở giai đoạn sau, số bữa ăn giảm bớt đi, mỗi ngày bé chỉ ăn 2-3 bữa và được ăn cùng thời gian giống như người lớn trong gia đình. Tức là bé đã có thể hoàn toàn hòa nhập cùng bữa ăn với cả gia đình khi ăn dặm như một thành viên người lớn. Và thêm vào đó bé sẽ có 2 bữa sữa phụ xen kẽ 3 bữa ăn chính.
Trong khi đó, khác với ăn dặm kiểu Nhật, theo phương pháp ăn dặm truyền thống, bé từ khi 6 tháng tuổi cho đến 24 tháng tuổi đều có một chế độ ăn chung đó là mỗi ngày ăn từ 7 – 9 bữa bao gồm cả sữa và ăn mặn. Mỗi bữa sẽ cách nhau khoảng 2 tiếng và đây là lý do chính mà các mẹ cho bé ăn dặm kiểu truyền thống thường than phiền là bé ở độ tuổi này thường biếng ăn và không muốn ăn khi đến bữa. Vì vậy, nhiều bé còn chưa kịp tiêu hóa thức ăn ở bữa trước đã phải bị ép buộc ăn tiếp bữa ăn sau trong khi còn đang no và đây chính là nhược điểm lớn nhất của phương pháp ăn dặm truyền thống so với ăn dặm kiểu Nhật.
Sự khác nhau giữa ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống
Bé học nhai từ khi 7 tháng tuổi khi ăn dặm kiểu Nhật
Có thể nhiều người đã biết đến và áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con nhưng còn chưa hiểu hết phương pháp này với phương pháp ăn dặm truyền thống của các cụ dạy là như thế nào. Chúng ta hãy cùng đặt lên bàn cân hai cách ăn dặm này xem lợi ích và phương pháp của mỗi cách là như thế nào nhé. Đặc biệt, bản so sánh cụ thể 2 phương pháp này sẽ giúp cho những bà mẹ lần đầu nuôi con hiểu rõ hơn về hai phương pháp ăn dặm phổ biến nhất Việt Nam hiện nay.
Ăn dặm truyền thống nhồi nhét quá nhiều làm bé hay bị nôn, trớ
Không chỉ ảnh hưởng về thời gian giữa các bữa ăn và số bữa ăn trong ngày, phương pháp ăn dặm truyền thống làm cho các bé ăn nhiều về số lượng dẫn đến không còn cảm giác ngon miệng và dần dần bé nhanh chán, không thấy hứng thú mỗi khi đến bữa ăn. Nhiều mẹ sẽ có thể tìm cách thay đổi thực đơn ăn dặm thường xuyên cho bé tuy nhiên vì còn nhỏ các bé chưa ăn được nhiều thứ nên dù các mẹ tìm cách biến đổi các món ăn gồm rau, thịt, cá... thường xuyên thì vẫn luôn bao gồm chính là bột và cháo. Có một số mẹ thường pha thêm sữa vào bột cho bé ăn để tăng thêm chất dinh dưỡng cho bé nhưng cũng không ăn thua vì thường phải ăn bột suốt ngày các bé nhanh chán và rất lười ăn.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật gồm rất nhiều món đa dạng
Ở Việt Nam, bé mới ăn dặm thường được ăn khoảng 100-150 ml bột trong một bữa và thêm nhiều bữa uống sữa. Nhiều mẹ nhồi nhét bé ăn quá nhiều thường làm hệ tiêu hóa của bé bị quá sức và đây là lý do mà nhiều bé ăn xong hay bị chớ ra hết. Trong khi đó, ở Nhật, bé mới ăn dặm chỉ ăn 50-70 gam cả cháo lẫn thức ăn được nghiền nhỏ trong mỗi bữa. Điều này sẽ làm bé dễ ăn và hấp thu chất dinh dưỡng hơn nhiều so với việc mỗi bữa bị ép ăn quá nhiều do nhiều mẹ lo sợ con mình ăn ít sẽ không đủ chất.
Bé sẽ ăn ngon miệng hơn so với ăn dặm kiểu truyền thống
Hơn nữa, phương pháp ăn dặm truyền thống thường thì các bé ăn bột và cháo trong suốt 18 tháng ròng rã đến khi khoảng gần 2 tuổi, các gia đình mới bắt đầu cho bé tập ăn cơm. Người Nhật thì lại khác, họ cho con ăn cháo chỉ trong 7 tháng đầu và sau đó, các bé có thể ăn cơm ngay và làm quen với một chế độ ăn hợp lý, khoa học. Đó là họ cho con tập ăn từ loãng đến đặc dần, từ thức ăn xay nhuyễn đến thô dần để bé có thể nhai hoặc cắn. Với người Nhật, mỗi giai đoạn tập ăn của trẻ thường không kéo dài quá lâu và thực đơn các món ăn cũng được thay đổi thường xuyên hơn để phù hợp với độ tuổi cũng như giúp bé không bị chán ăn khi phải ăn đi ăn lại một món ăn trong thời gian quá dài và chế độ ăn nhanh chán.
Không chỉ ăn ngon, bé còn phát triển nhiều kĩ năng khi ăn hơn
Chính vì vậy, cũng dễ hiểu vì sao ở Việt Nam, tình trạng các bà mẹ ca thán con mình lười ăn vẫn diễn ra hết thời này đến thời khác. Tình trạng các bé biếng ăn hoặc ăn nhiều do bị bắt ép mà vẫn gầy gò, thiếu chất do ăn bao nhiêu chớ hết bấy nhiêu vẫn chưa được cải thiện. Dễ nhận thấy nhất ở phương pháp ăn dặm truyền thống là các bé khi lâu ngày bị ép buộc ăn quá nhiều sẽ phản ứng lịa bằng cách không muốn ăn, sợ ăn. Bố mẹ thì bực tức vì con không chịu ăn và bài ca “ con lười ăn” vẫn được ca thán hết ngày này sang ngày khác. Nếu đã gặp trường hợp như vậy, có lẽ bố mẹ nên tìm hiểu thêm về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để áp dụng cho bé.
Cách nuôi con khác biệt giữa mẹ Nhật và mẹ Việt
Ăn dặm kiểu Nhật hay kiểu truyền thống luôn là câu hỏi khiến nhiều bà mẹ băn khoăn và khó lựa chọn. Cũng có không ít những bà mẹ ca thán là cho con ăn kiểu Nhật khác gì làm hại con, cứ theo kiểu truyền thống mà làm. Thế nhưng, để các mẹ có cái nhìn cụ thể hơn về lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật so với ăn dặm kiểu truyền thống, các mẹ có thể tham khảo thêm về các kĩ năng ăn khác biệt cho bé giai đoạn từ sau 4 -6 tháng tuổi của mẹ Nhật khác biệt với kiểu truyền thống như thế nào.
Trẻ Việt thường lười ăn còn trẻ em Nhật rất hào hứng khám phá món ăn mỗi bữa
Đối với người Nhật, bé từ 7 tháng tuổi bố mẹ đã có thể cho bé tập ăn những thức ăn thô hơn và bắt đầu tập cho bé có phản xạ nhai. Chính vì vậy mà khi bắt đầu được 7 tháng tuổi, bé sẽ được tập cho ăn cháo không phải nghiền mịn như trước nữa mà thay vào đó là cháo được nấu theo tỉ lệ 1:7 để thô hơn và nguyên hạt hơn. Điều này đòi hỏi bé phải tập nhai trước khi nuốt bởi trong cháo vẫn còn những hạt cơm nhỏ và bé sẽ phát triển kĩ năng nhai rất tốt. Sang độ tuổi từ 9 tháng tuổi trở lên, bé sẽ tăng dần tỉ lệ cháo nguyên hạt lên 1:5 bởi lúc này bé chưa phát triển đủ răng để nhai như trẻ lớn hơn nhưng bé đã có thể nhai tốt bằng lợi. Và cuối cùng đến 1 tuổi, bé đã có thể nhai cơm bằng răng và ăn cơm từ tuổi này dù chưa đủ răng.
Nhồi nhét quá nhiều làm bé thường sợ ăn, chán ăn và lâu dần ngày càng lười ăn
Trái ngược với phương pháp này, các mẹ cho con ăn theo phương pháp truyền thống ở Việt Nam thường vẫn cho rằng cho con ăn theo kiểu này sẽ làm hại dạ dày chưa phát triển của bé và làm sau này con sẽ bị hỏng hệ tiêu hóa. Các mẹ cũng không đồng ý với quan điểm cho con tập nhai thức ăn trước 12 tháng tuổi bởi lúc này bé đã có thể có 8 răng nhưng đều là răng cửa mọc trước nên bé vẫn chưa nhai kĩ được thức ăn mà nhai bằng lợi sẽ không đảm bảo được thức ăn thật mềm trước khi bé nuốt. Do đó, trẻ sẽ phải duy trì việc ăn cháo đến 24 tháng tuổi (2 tuổi) mới được mẹ đổi sang cho nhai cơm.
Ăn dặm kiểu Nhật mang lại nhiều lợi ích cho cả bé và mẹ
Điều này theo các mẹ Nhật là không tốt bởi bé sẽ mất đi phản xạ nhai mà được hình thành từ 7 tháng tuổi như trẻ con Nhật và lâu dần, bé sẽ hình thành thói quen chỉ nuốt mà không nhai nên đến khi ăn thức ăn thô cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho tiêu hóa của bé. Và vì mới chuyển sang thức ăn thô nên bé thường bị chớ ở giai đoạn thay đổi thức ăn này mà không được làm quen từ trước như những bé ăn dặm kiểu Nhật.
Dù áp dụng phương pháp nào cũng cần đủ chất giúp bé phát triển tốt nhất
Tóm lại, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được rất nhiều mẹ áp dụng bởi tính dinh dưỡng và khoa học cao, đặc biệt còn rất tiện cho các mẹ. Tuy còn gặp nhiều ý kiến trái chiều, nhưng thường hiện nay đây là phương pháp nuôi con phổ biến được nhiều mẹ áp dụng thực hiện cho bé nhà mình. Tuy nhiên, để thành công và đỡ vất vả hơn khi chăm con ăn dặm, các mẹ nên tìm hiểu kĩ và biết rõ phương pháp nào là phù hợp với bé nhà mình. Vì dù là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay truyền thống thì các mẹ cũng luôn mong con mình được phát triển đủ chất và tốt nhất.
Bài viết trước :