Tự làm đồ chơi đất nặn cho bé - không khó như các mẹ thường nghĩ
Các mẹ có con nhỏ đều có thể biết đến đồ chơi đất nặn và vai trò của đất nặn đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số bà mẹ lo lắng không cho con cái mình chơi đất nặn vì sợ đất nặng không đảm bảo chất lượng, hoặc bé có thể cho tay có dính đất nặn vào miệng. Những nỗi lo lắng đó, có thể làm các bé không có cơ hội tiếp cận đồ chơi độc đáo này. Để phần nào giải quyết được thực trạng đó, Megamart xin giới thiệu cho các mẹ bài viết: Tự làm đồ chơi đất nặn cho bé - không khó như các mẹ thường nghĩ Cách tự làm đồ chơi đất nặn an toàn cho trẻ các mẹ cùng theo dõi nhé.
Đồ chơi đất nặn có nguồn gốc từ rất lâu đời, bắt nguồn từ những miếng đất sét được nhào nặn bổ sung thêm màu, qua nhiều biến tấu để trở thành đồ chơi đất nặn như ngày nay. Trước khi trẻ con có thể chơi trò đất nặn như bây giờ, chúng có thể nhìn thấy một “sản phẩm” khác của đất nặn này đó là tò he, vốn khá quen thuộc với trẻ con thế hệ 6, 7X. Mặc dù tò he đã bị mai một khá nhiều, nhưng đến thời điểm này, các bé có thể bắt gặp ở nơi nào đó vào dịp lễ tết.
Một câu hỏi đặt ra, đồ chơi có những tác dụng gì đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Điểm cần nhắc đến trước tiên là đồ chơi đất nặn giúp bé gia tăng khả năng tư duy, trí tưởng tượng. Vì “tác phẩm” bé tạo ra không theo một khuôn mẫu cho trước, mà bé có thể tự do sáng tạo. Bên cạnh đó, để có thể chơi được đồ chơi đất nặn bé cần sử dụng sự vận động của cả bàn tay, từ đó cải thiện khả năng vận động tinh – mà đây lại là kỹ năng đang cần dần hoàn thiện ở trẻ.
Đất nặn còn giúp bé phát triển các giác quan, hình dung rõ hơn về các hình thù, đồ vật trong toán học, trong đời sống, dần phân biệt được các màu sắc. Ngoài ra, các bé có thể chơi đất nặn cùng nhau, từ đó tăng khả năng giao lưu, chia sẻ đồ chơi với các bạn xung quanh.
Hiểu được vai trò của đồ chơi đất nặn, một doanh nhân người nhật, ông Masaru Ibuka – người từng là sáng lập tập đoàn Sony cũng cho rằng, cần cho trẻ chơi đất nặn, chì màu càng sớm càng tốt. Do đó, không lý do gì các mẹ không cho con mình chơi đồ chơi đất nặn.
Tuy nhiên, có 1 vấn đề mà các mẹ phải lưu ý đó là đồ chơi đảm bảo an toàn đến sức khỏe của bé. Khi mà nguồn gốc và chất lượng của loại đồ chơi này rất khó có thể kiểm soát được. Tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương, có rất nhiều ca bệnh liên quan đến dị ứng da do thuốc phẩm trong đất nặn. Điều này càng nguy hiểm hơn, khi mà con trẻ dùng tay nặn đất cho trực tiếp lên miệng ngậm.
Để có thể giải quyết được vấn đề này, các mẹ có thể lựa chọn 2 phương án: Thứ nhất, lựa chọn các loại đồ chơi đất nặn của thương hiệu uy tín như: Play-doh,…vốn cũng được các bà mẹ ưa chuộng. Phương án thứ 2, không quá phức tạp và cũng được rất nhiều bà mẹ lựa chọn, đó là tự làm đất nặn cho con mình, đảm bảo tuyệt đối an toàn mà không lo đến chất lượng sản phẩm.
Có rất nhiều cách làm đất nặn khác nhau, sau đây Megamart xin tổng hợp những phương pháp dễ làm, đảm bảo kinh tế và được mọi người ưa chuộng nhất. Điểm chung của phương pháp này, đó là đều sử dụng nguyên liệu chính là bột mỳ, nên an toàn tuyệt đối với trẻ.
Cách 1: Bộ nặn đã được nấu chín (Cooked playdough): loại bột nặn này có đặc điểm đã được nấu chín, nên dù bé có ăn phải cũng không lo như các bộ nặn khác trên thị trường.
Nguyên liệu thực hiện:
- 1 cốc bột mỳ
- ½ cốc muối
- 2 muỗng canh dầu ăn
- 2 thìa kem tarta
- 1 cốc nước màu thực phẩm tùy ý
Các thực hiện: Trộn tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau trong một cái xoong hoặc chảo nhỏ. Khuấy đến khi bột được đều và mịn như làm bánh, sau đó, đun trên lửa nhỏ. Đảo đều tay để đảm bảo bột không bị dính. Đun đến khi bột hơi đổi màu một chút là được. Sau khi đun trên bếp xong, các mẹ có thể cho ra ngoài, để đến khi nguội thì nhào lặn cho bột mịn lại là được. Có thể bảo quản bằng cách bỏ vào các hộp nhựa nhỏ.
Cách 2: Bột nặn sống (hay được gọi với tên: Uncooked playdough)
Đặc điểm của loại bột này là thời gian bảo quản không được lâu như bột nặn đã được nấu chín, thông thường chỉ vào khoảng 2 tuần. Bột chưa được nấu chín nên sẽ không thích hợp cho các bé dưới 3 tuổi, hoặc nếu cho bé dưới 3 tuổi chơi cần phải canh chừng để bé không ăn phải. Tuy nhiên, nhàn hơn bột nặn nấu chín là sau khi nhào nặn xong, các mẹ có thể chơi luôn mà không phải chờ như các loại kia.
Nguyên liệu cho bột nặn sống
- 1 cốc bột mỳ
- ¼ cốc muối ăn
- 1 muỗng canh dầu ăn
- ½ cốc nước
- 1 ít màu thực phẩm tùy chọn
Cách thực hiện
Cho toàn bộ nguyên liệu kể trên vào xoong nhỏ, đảo đều (có thể cho tay vào nhào cho nhanh). Làm cho đến khi bột đều, không còn để lại hạt bột chưa thấm nước là được.
Cách 3: Bột nặn lò vi sóng (hay Microwave play dough)
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1 cốc bột mỳ
- ½ cốc muối ăn
- 1 cốc nước
- 1 muỗng dầu ăn
- Màu thực phẩm tùy thích
Cách thức thực hiện bột nặn lò vi sóng
Hòa tan muối, phẩm màu vào cốc nước, sau đó đem trộn đều với bột mỳ. Khuấy đều hoặc dùng tay nhào cho bột mỳ được mịn. Tiếp tục cho dầu ăn vào đảo đều cho đến khi các phần được trộn lẫn vào với nhau là được. Cuối cùng, cho bột đã nhào xong vào lò vi sóng, nướng trong thời gian khoảng 7 phút. Sau khi bỏ ra, chờ đến khi bột nguội đem nhào lại lần cuối là bé có thể bắt đầu chơi được.
Cách thực hiện món đất nặn cho bé vô cùng đơn giản đúng không nào? Nếu quen tay thì các mẹ chỉ mất tối đa 15 phút để có thể chuẩn bị cho bé một nguyên liệu đồ chơi đặc biệt an toàn. Khỏi phải lo lắng đến chất lượng của bột nặn mua trên thị trường, mà cũng đảm bảo được mặt kinh tế, vì nguyên liệu rất dễ tìm và rẻ nữa.