blog

6 xu hướng nuôi dạy con cái của những ông bố bà mẹ trẻ

05/06/2015 trong Xu hướng

Làm cha làm mẹ là một thiên chức vĩ đại mà chắc chắn rằng mỗi bậc phụ huynh khi được ban cho điều này đều luôn yêu thương và trân trọng đứa con của mình. Kể từ khi con được sinh ra đời, mỗi ông bố bà mẹ lại đối mặt với bao vất vả và hy sinh để mong muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất dành cho con cái.

Những người làm cha mẹ lần đầu chắc hẳn không khỏi bỡ ngỡ, lạ lẫm với những công việc và thay đổi kể từ khi có thêm em bé xuất hiện trong cuộc sống. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại ngày nay, chắc chắn những ông bố bà mẹ trẻ cũng có nhiều thay đổi trong cách nuôi dạy và giáo dục con cái. Có những cách thức nuôi dạy con trong thời hiện đại đã trở thành xu thế chung và hầu như ông bố bà mẹ nào cũng nhìn thấy hình ảnh của chính mình và con mình trong những xu hướng dạy con hiện đại này.

Xu hướng tìm hiểu mọi điều qua Google

Trước đây, khi còn bỡ ngỡ vì không biết phải làm sao khi gặp những tình huống khó khăn khi nuôi dạy con cái, bố mẹ thường phải hỏi han kinh nghiệm của những người đi trước, hoặc nhờ cậy ông bà, họ hàng để tìm ra phương án tốt nhất trong việc nuôi dạy con. Còn ngày nay, mọi thứ dường như trở nên đơn giản hơn nhiều và mỗi điều thắc mắc các bậc cha mẹ thường sẽ chỉ cần thời gian ngắn để tìm trên Google.

Điều này thường gặp nhất trong những vấn đề như tìm hiểu cách sinh con, chăm sóc trẻ sơ sinh, cho con ăn gì để tăng cân nặng, chiều cao... Và nhất là những đôi vợ chồng trẻ, mới sinh con lần đầu và chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái, việc làm cha mẹ trở nên dễ dàng hơn nhờ vào phương pháp cứu trợ “Google”.

Google trở thành người trợ giúp đáng tin cậy của nhiều bậc phụ huynh

Google trở thành người trợ giúp đáng tin cậy của nhiều bậc phụ huynh

Việc tìm hiểu thông tin về mọi việc qua Google rất nhanh và tiện lợi vì đơn giản chỉ cần một chiếc máy tính hoặc một chiếc điện thoại thông minh là bố mẹ đã có thể tra cứu mọi thứ có sẵn ngay lập tức. Chính vì thế, tra cứu cách nuôi dạy con cái qua Google đã trở thành xu hướng chung thường gặp ở nhiều gia đình. Tuy nhiên, cũng có những tình huống không hẳn Google đã đem lại những kết quả chính xác hoặc nhiều khi còn gây ra những nguy hiểm khó lường nếu bố mẹ chỉ chăm chăm tin vào mọi thứ được tìm từ trên mạng. Vì vậy, nếu gặp những tình huống nghiêm trọng hoặc cảm thấy không đáng tin từ thông tin trên Google, bố mẹ hãy tìm đến những phương pháp hoặc địa chỉ đáng tin cậy để trợ giúp.

Biến đồ điện tử công nghệ thành đồ chơi hàng đầu cho con

Chính trong thời buổi hiện đại hóa ngày nay, những thiết bị điện tử, công nghệ phát triển lớn mạnh từng ngày và giờ đây, không chỉ với người lớn mà những em nhỏ cũng quá quen thuộc với những thiết bị này. Chúng còn được coi là món đồ chơi yêu thích của nhiều em nhỏ.

Các phụ huynh bây giờ cũng khá dễ dàng cho con mình chơi điện tử trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng... hoặc cho con xem ti vi thoải mái hàng giờ. Nhiều khi đó còn là các phương thức được dùng để bố mẹ dỗ dành con cái hoặc làm đồ chơi cho con.

Đồ điện tử công nghệ đã trở nên quá quen thuộc với trẻ em ngày nay

Đồ điện tử công nghệ đã trở nên quá quen thuộc với trẻ em ngày nay

Việc này cũng có những mặt lợi mặt hại và theo như thường thấy trong xã hội hiện đại ngày nay, thì việc cho con chơi đồ chơi công nghệ quá sớm và thời gian quá nhiều thì hại nhiều hơn lợi. Trẻ sẽ có thể biết và thành thạo các thiết bị công nghệ, học thêm nhiều điều mới và kiến thức thông qua những món đồ này, tuy nhiên, nó lại rất dễ gây nghiện và đến khi con bị đắm chìm quá nhiều vào game, phim... thì đã quá muộn.

Ít có thời gian tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư trực tiếp của con

Bố mẹ nào cũng luôn mong muốn được gần gũi, thể hiện sự yêu thương với con để bé hiểu được tình yêu của mỗi ông bố bà mẹ dành cho đứa con của mình. Tuy nhiên, dường như những lý do về cơm áo gạo tiền, bận rộn cùng hàng trăm những mối lo toan khác trong cuộc sống lại làm bố mẹ ngày nay ít có cơ hội trò chuyện, tâm sư và làm bạn với con nhiều hơn.

Hãy bỏ điện thoại đi và trò chuyện với con nhiều hơn

Hãy bỏ điện thoại đi và trò chuyện với con nhiều hơn

Trong cách nuôi dạy con của mỗi người đều có những phương pháp, hình thức giáo dục khác nhau. Thế nhưng, mỗi đứa trẻ đều luôn muốn được bố mẹ hiểu và yêu thương nhiều hơn. Vì vậy, thay vì trò chuyện trực tiếp với con mỗi ngày và nhẹ nhàng tâm sự, hỏi han con cái thường xuyên thì ngày nay, bố mẹ chỉ hay liên lạc với giáo viên của con qua điện thoại, email hoặc cả qua mạng xã hội như Facebook để hỏi thăm tình hình của con như thế nào.

Vì mải mê công việc mà ít có thời gian trò chuyện, tâm sự cùng con

Vì mải mê công việc mà ít có thời gian trò chuyện, tâm sự cùng con

Hoặc đơn giản như hiện nay, ít có ông bố bà mẹ nào cùng học hát, học múa, học đóng kịch ... cùng con mà thường chỉ bật nhạc cho con nghe và hát theo, xem video để học theo và ngày một ít gần gũi với con hơn. Nhiều bố mẹ còn sử dụng những phần mềm để quản lý và theo dõi con cái thay vì trực tiếp chỉ dạy và nói chuyện với con. Điều này sẽ có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với chính những đứa trẻ, khi không được bố mẹ gần gũi và chia sẻ thường xuyên, có thể sẽ dẫn đến trầm cảm, tự kỷ vì thiếu tình cảm gia đình.

Gửi con về quê cho ông bà trông

Một điều thường thấy trong những gia đình trẻ ở thành phố hiện nay vào mỗi dịp nghỉ hè đó là không có ai trông con nên các bé sẽ được gửi về quê ở với ông bà. Hoặc những nhà có trẻ sơ sinh, vừa mới đẻ con và bận quay lại công việc cũng thường gửi con về quê.

Cho con về ông bà trông dù rất muốn được ở cùng con cũng là điều thường thấy

Cho con về ông bà trông dù rất muốn được ở cùng con cũng là điều thường thấy

Xu hướng này đang trở nên ngày càng phổ biến hơn nhất là những cặp vợ chồng có con từ 3-5 tuổi. Cũng có thể do bận rộn công việc, hoặc do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc cho con về quê sống cũng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho các giađình. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt hại là bố mẹ và con cái không gần gũi và không có bố mẹ bên cạnh, cũng ảnh hưởng đến việc giáo dục con cái.

Tâm lý của bố mẹ muốn bù đắp cho con bằng vật chất

Có thể nhiều bố mẹ thường nghĩ trước đây mình có tuổi thơ nghèo khó, cơ cực nên hay có tâm lý muốn bù đắp cho con bằng vật chất để con được sung túc hơn. Nhưng việc dùng vật chất để đáp ứng nhu cầu của con trong mọi chuyện sẽ làm con nhanh hư và thích gì đòi nấy mà không biết quý trọng.

Ngày nay, dù gia đình không có điều kiện nhưng cũng cố gắng cho con bằng bạn bằng bè. Song chính vì thế, lại càng phải làm việc nhiều hơn, lo toan cho công việc để kiếm tiền nhiều hơn và dần dần cũng dành ít thời gian cho con hơn. Vật chất có thể cho con cái một cuộc sống tốt hơn nhưng chắc chắn nó sẽ không thể bù đắp được tình cảm giữa bố mẹ và con cái. Đồng thời, khi quen được bố mẹ chiều chuộng bằng vật chất, trẻ nhỏ cũng sẽ dễ bị hư và thích gì sẽ đòi bằng được để bố mẹ đáp ứng.

Tâm lý muốn bù đắp vật chất cho con dễ khiến trẻ hư

Tâm lý muốn bù đắp vật chất cho con dễ khiến trẻ hư

Nhiều người thường ngụy biện rằng không có thời gian chơi với con bởi phải dành thời gian cho rất nhiều việc quan trọng khác, nhưng thực chất nhiều người vẫn có thời gian đi chơi, chat và tán gẫu với bạn bè mà không dành ra được vài phút để trò chuyện với con cái. Chính vì suy nghĩ có tiền để cho con còn bố mẹ phải bận kiếm tiền đã làm con cái xa dần với bố mẹ, vật chất đã làm mất đi tình cảm gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Mong muốn và rèn luyện con trở thành thiên tài

Xã hội ngày càng phát triển, vật chất ngày càng đầy đủ hơn để phục vụ cho trẻ nhỏ điều đó cũng đồng nghĩa với việc yêu cầu của các phụ huynh đối với con cái ngày càng cao hơn. Thậm chí có rất nhiều gia đình luôn mong muốn thậm chí áp đặt mọi biện pháp để mong con trở thành thiên tài.

Nhiều bố mẹ bắt con học rất nhiều thứ để bằng bạn bằng bè

Nhiều bố mẹ bắt con học rất nhiều thứ để bằng bạn bằng bè

Trẻ con bây giờ chịu rất nhiều áp lực, không chỉ trong việc học hành ở trường lớp mà còn học thêm, học phụ đạo, học các môn năng khiếu, học kĩ năng, học ngoại ngữ... Nó đã trở thành một xu thế chung của các ông bố bà mẹ và đã đến lúc các bậc phụ huynh cần dừng lại để nhìn nhận lại vấn đề này trước khi quá muộn.

Chính những kỳ vọng cũng như áp đặt của bố mẹ dành cho con cái quá lớn đã dẫn đến trường hợp các con phải gánh chịu những áp lực dẫn đến rối loạn tâm lý, căng thẳng thần kinh và phát triển không bình thường. Không nên lúc nào cũng chỉ so sánh con với bạn bè mà chạy đua theo, không quan tâm đến suy nghĩ và tình cảm của con. Điều tốt nhất dành cho con đó là hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất bằng những thương yêu đúng mực và dạy con cùng với sự gắn bó, am hiểu. Đó mới chính là giá trị giáo dục vững bền nhất để dành cho mỗi đứa con.

Thảo luận bằng facebook