blog

Bài học lớn mà Lego đã dạy cho Louis Vuitton (Phần 2)

29/05/2015 trong Xu hướng

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình gây dựng lại thời hoàng kim của công ty sau khi trải qua nhiều thất bại liên tiếp, Lego đã chinh phục được hàng triệu trẻ em trên thế giới để vươn lên vị trí công ty sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới vào năm 2014. Trải qua quá trình phát triển hơn 80 năm, Lego đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường đồ chơi thế giới, cùng với đó là gây dựng được lòng tin đối với khách hàng khi chọn mua sản phẩm của thương hiệu Lego.

Hãy cùng xem quá trình sửa chữa sai lầm và làm lại tất cả để có được thành quả như ngày hôm nay của Lego như thế nào nhé.

Lego lấy lại những gì đã mất và ngày càng phát triển mạnh mẽ

Tổng giám đốc công ty Lego, ông Jørgen Vig Knudstorp đã đóng góp vai trò rất lớn trong quá trình xây dựng lại Lego sau những sai lầm trước đó. Ông đã giúp cho Lego nhanh chóng khắc phục hết những hậu quả và doanh số thảm hại do những sai lầm mà Lego đã mắc phải, đồng thời vực dậy lại doanh thu cũng là một thử thách hết sức khó khăn.

Thay vì nhanh chóng tung ra những sản phẩm mới hoặc tiếp tục đầu tư vào những sản phẩm không bán chạy như sai lầm trước đây, Lego đã dừng lại và tiến hành nghiên cứu trải nghiệm người dùng, tìm hiểu xem khách hàng, đặc biệt là trẻ em, đối tượng khách hàng chính của công ty mong muốn gì và có thói quen sử dụng đồ chơi như thế nào dựa trên phân khúc toàn trẻ em trên thế giới.

Để làm được điều này, Lego đã cho ra đời phòng nghiên cứu Future Lad để chuyên nghiên cứu và phân tích tâm lý người dùng. Thêm vào đó, Lego cũng đã tạo nên nền tảng mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất khi mua sản phẩm đồ chơi Lego.

Lego đã thành công khi vô cùng quen thuộc và là lựa chọn của hàng triệu trẻ em và phụ huynh

Lego đã thành công khi vô cùng quen thuộc và là lựa chọn của hàng triệu trẻ em và phụ huynh

Có thể khẳng định rằng, dù có trải qua bao nhiêu quá trình thay đổi và phát triển, những miếng ghép theo phong cách truyền thống đã tạo nên giá trị thành công cho Lego vẫn luôn bền vững và nhận được sự ủng hộ lớn từ khách hàng cho dù gặp rất nhiều cạnh tranh từ những sản phẩm mới luôn xuất hiện mỗi ngày. Chính vì vậy, thay vì tập trung vào sản xuất những bộ sản phẩm đồ chơi xếp hình Lego mới, những miếng ghép và viên gạch mới, Lego đã giữ vững những miếng ghép truyền thống và đề cao vào giá trị trải nghiệm mà đồ chơi Lego mang đến cho trẻ em, và cũng với cả người lớn, những phụ huynh cùng chơi Lego với con mình.

Những nỗ lực này của Lego đã mang lại cho công ty những thành công mới và vực dậy doanh số một cách nhanh chóng. Lego đã hoàn toàn chính xác khi có những nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng. Chẳng hạn như những bé gai và bé trai sẽ thường thích chơi những bộ đồ chơi lắp ghép Lego khác nhau. Cả hai đều thích chơi lắp ghép tuy nhiên bé gái sẽ thích những bộ trò chơi đóng vai, nhập vai hoặc có những nhân vật con vật ngộ nghĩnh chẳng hạn như Lego Friends, Lego Elves… Còn trong khi đó bé trai sẽ thích những sản phẩm có câu chuyện và phông nền thú vị, và Lego đã sáng tạo ra những câu chuyện lôi cuốn hàng triệu trẻ em trên thế giới với các bộ đồ chơi nổi tiếng của Lego Chima, Lego Ninjago, Lego Bionicle…

Ngoài ra, Lego còn không hề quên những sản phẩm dành cho những trẻ ở lứa tuổi lớn hơn như 10-16 tuổi và những người lớn đam mê chơi Lego với những bộ sản phẩm siêu xe địa hình cực chất của dòng Lego Technic hay Lego Classic…

Bài học từ Lego dành cho những thương hiệu cao cấp

Chính vì thành công nhờ đi lên từ những khó khăn và thất bại mà có thể khẳng định, các thương hiệu cao cấp hàng đầu hiện nay có thể học được rất nhiều từ Lego, trong đó có cả Louis Vuitton, thương hiệu thời trang đẳng cấp hàng đầu thế giới.

Đầu tiên, bài học lớn và cũng là quan trọng nhất, đó chính là Lego đã chứng minh tầm quan trọng của việc thoát khỏi lối mòn tư duy khi đi vào một sản phẩm mà thay vào đó là đặt vào vị trí của người tiêu dùng và khám phá trải nghiệm khách hàng. Các thương hiệu lớn và lâu năm thường bỏ quên điều này và chỉ chăm chú vào những sản phẩm mẫu ra mắt. Mà họ đã quên mất một điều là tìm hiểu xem khách hàng thực sự thích gì và mong muốn gì. Các công ty khác có thể sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để thiết kế ra những sản phẩm mới nhưng sẽ là thông minh hơn nếu họ biết đầu tư và điều mà khách hàng mong muốn và thực sự hiểu được họ. Lego đã làm rất tốt điều này để tìm hiểu các đối tượng khách hàng của mình, trong đó phần lớn là trẻ em.

Những miếng ghép Lego đem lại giá trị bền vững cho thương hiệu này dù qua nhiều năm

Những miếng ghép Lego đem lại giá trị bền vững cho thương hiệu này dù qua nhiều năm

Những tìm tòi mang lại giá trị cho khách hàng và luôn đặt khách hàng lên vị trí quan trọng trước tiên đã đem lại cho quá trình sản phẩm của Lego đúng hướng hơn và thu lại lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với cách làm sai lầm của họ trong quá khứ. Giống như “future lab”, phòng nghiên cứu trải nghiệm khách hàng của Lego, các thương hiệu xa xỉ khác cũng nên hướng tới điều này, và coi nó như một nền tảng vững chắc để có thể có những chiến lược marketing và nhận diện thương hiệu.

Bài học thứ hai đó chính là Lego đã dạy cho các thương hiệu khác hiểu được sự nguy hiểm của việc đi quá xa khỏi lợi thế cạnh tranh của mình. Lego vốn nổi tiếng thành công với những bộ đồ chơi xếp hình và những miếng ghép chính vì thế họ đã phạm phải sai lầm khi tốn rất nhiều tiền vào những sản phẩm không đem lại nhiều giá trị như họ mong muốn.

Thương hiệu Lego đã đạt được thành công nhờ tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Thương hiệu Lego đã đạt được thành công nhờ tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Với điều này, có thể thấy với những thương hiệu khác chẳng hạn như hãng Coach khá nổi tiếng với lĩnh vực thời trang. Tuy nhiên, khi họ tìm cách mở rộng với những sản phẩm như giày dép, sản phẩm dệt may, trang sức, đồng hồ, kính mắt… thì lại không thành công như sản phẩm ban đầu. Hãng nổi tiếng nhất vẫn là những sản phẩm đồ da của nam và như là mảng kinh doanh cốt lỗi của hãng.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó chính là Lego cho thấy sai lầm khi công ty muốn phát triển quá nhiều sản phẩm cùng một lúc mà không có hướng đi đúng đắn. Với vấn đề này, các thương hiệu thời trang thường gặp khá nhiều. Michael Kors cũng đang rơi vào tình trạng này, hay Louis Vuitton cũng vậy. Louis Vuitton không quá tràn lan với những sản phẩm mới ra mắt hàng loạt, tuy nhiên, họ lại thể hiện sự tham lam về số lượng cửa hàng.

Riêng ở Mỹ đã có hơn 100 cửa hàng phân phối của Louis Vuitton 8

Riêng ở Mỹ đã có hơn 100 cửa hàng phân phối của Louis Vuitton

Riêng tại thị trường Mỹ, Louis Vuitton đã có hơn 100 cửa hàng phân phối và con số này có lẽ là không cần thiết. Các sản phẩm bình dân và mức giá không cao như Lego còn khó khăn vì tốn quá nhiều chi phí để mở cửa hàng Lego, còn thương hiệu cao cấp như Lego còn tốn kém hơn nhiều.

Tóm lại, từ bờ vực của phá sản vào hơn 10 năm trước, đến nay Lego dường như đã đạt được ngai vàng trong thế giới đồ chơi trên toàn thế giới, điều này không nhờ vào Lego có được sự thành công trong việc thay đổi chiến lược sản phẩm mà họ đạt được điều này nhờ chú trọng vào trải nghiệm khách hàng và đưa lợi ích khách hàng lên hàng đầu.

Đối với Lego, thì trải nghiệm khách hàng ở đây chính là trải nghiệm vui chơi còn đối với các thương hiệu thời trang cao cấp khác, trong đó có cả thương hiệu hàng đầu như Louis Vuitton thì đó chính là trải nghiệm về đăng cấp. Ngày nay, đối với một thương hiệu, không chỉ có trải nghiệm về chất lượng sản phẩm mới là quan trọng mà còn cần cả sự chú trọng trong chất lượng dịch vụ và sự quan tâm, tôn trọng đến khách hàng. Và Lego đã, đang làm điều này rất tốt.

Thảo luận bằng facebook