blog

Cách kỷ luật bé phù hợp theo từng độ tuổi (3-5 tuổi)

13/04/2015 trong Giáo dục

Tiếp nối bài viết về cách kỷ luật con phù hợp theo từng lứa tuổi, Megamart sẽ tiếp tục giới thiệu với các mẹ về phương pháp áp dụng hình phạt với con trong độ tuổi từ 3-5 tuổi. Khác với giai đoạn 1-2 tuổi trước đây, vì bé chưa có những nhận thức rõ rệt về thế giới xung quanh nên hình thức phạt phù hợp mà thường được áp dụng đó là để bé ở yên một chỗ chỉ trong vài phút nhưng phải thật nghiêm túc thường đem lại những kết quả tốt. Còn khi đã bước vào độ tuổi 3-5 tuổi, bé đã có nhiều thay đổi và nhiều bố mẹ cho rằng đây là độ tuổi khó dạy bảo con nhất và các bé cũng đã có những lúc không nghe lời như bố mẹ mong muốn.

Với bố mẹ những bé đang ở độ tuổi này, cần nghĩ ra hình phạt cho con thích hợp và vừa răn đe bé lần sau không mắc phải những lỗi đó nữa vừa phải mềm mỏng, nhẹ nhàng để không ảnh hưởng xấu đến tính cách trẻ. Nếu không có những hình thức phạt bé phù hợp với từng độ tuổi, tính cách của con mà chỉ quát tháo, mắng mỏ hay đánh con thì bố mẹ sẽ khó có thể dạy con bảo theo cách thức thưởng phạt hợp lý, hoặc là khiến con sợ hãi mà trở nên lầm lì, nhút nhát hoặc có thể trẻ sẽ không sợ mà lần sau tiếp tục mắc lỗi tương tự.

Trẻ bắt đầu có những biểu hiện không nghe lời và bướng bỉnh

Từ 3 đến 5 tuổi, trẻ thường đã tự khẳng định mình bằng những hành động đôi khi còn do bồng bột và không hiểu rõ hậu quả của việc làm đó. Việc không áp dụng những hình phạt hiệu quả cho bé ở lứa tuổi này, bé sẽ không sợ bị phạt khi lại tiếp tục làm như vậy nữa và lặp lại lỗi đồng thời lâu dần sẽ hình thành nên nhiều tính xấu ở trẻ.

Bố mẹ cần bình tính xử phạt con mỗi khi bé không nghe lời

Bố mẹ cần bình tính xử phạt con mỗi khi bé không nghe lời

Lần đầu, bé vẽ lên khắp tường phòng khách hoặc tô viết vào tài liệu quan trọng của bạn, bạn hãy nói cho bé biết không được làm như vậy và lý do tại sao không được làm thế. Nếu sẽ còn lặp lại việc này, bạn sẽ áp dụng hình phạt cho bé là phải lau hết vết bẩn trên tường hoặc làm những công việc trong nhà để bé hiểu là mình đã làm sai và lần sau không dám làm nữa.

Trẻ đã biết nhận thức được việc làm của mình

Nhìn chung, khi con bước vào độ tuổi 3 tuổi, bé đã bắt đầu có những nhận thức giữa việc làm và kết quả, không còn chỉ nhìn ngắm hay tự ý cầm ném mọi vật như trước nữa. Giờ đây, bố mẹ nên đặt cho bé những quy tắc mà bé bắt buộc phải tuân thủ theo, khi mắc sai phạm lần đầu, bố mẹ có thể nhắc nhở nhẹ nhàng và giải thích lí do cho bé hiểu không được làm như vậy. Nhưng nếu bé tiếp tục mắc những sai lầm này, hoặc đã biết là bố mẹ không đồng ý làm như vậy nhưng vẫn cố tình làm thì bố mẹ cần có những hình phạt thích hợp dành cho bé.

Không nên quá nuông chiều cũng như không quá áp đặt với con

Không nên quá nuông chiều cũng như không quá áp đặt với con

Nhiều bố mẹ thường hay nuông chiều con quá và nghĩ con còn nhỏ nên hay thương yêu con không đúng cách mà không bao giờ phạt con kể cả khi con những mắc những lỗi sai nhiều lần. Chính điều này lại càng làm sinh ra những thói hư tật xấu cho con mà đến khi bố mẹ phát hiện ra và muốn uốn nắn con để bé nghe lời thì đã quá muộn. Để không gặp phải những hối hận sau này, bố mẹ cần phải thực hiện những nguyên tắc cho các bé ngay từ khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn 3-5 tuổi. Hãy nghĩ rằng con bạn đã lớn và chắc chắn rằng bạn sẽ thực hiện những hình phạt cho con nếu không thực hiện đúng các quy định đã được đặt ra trong nhà.

Giải thích rõ ràng cho trẻ đâu là đúng? Đâu là sai?

Đầu tiên, việc quan trọng nhất khi dạy bảo con cái đó là bố mẹ cần phải giải thích cho trẻ những gì mà bạn muốn trẻ làm và những gì trẻ không được phép làm trước khi bạn áp dụng một hình phạt nào cho trẻ về một hành vi bất kì. Khi trẻ hiểu được những điều này, bố mẹ có thể nói cho trẻ biết những quy tắc phải tuân thủ theo trong gia đình.

Bất kì mắc lỗi gì, bố mẹ cũng phải giải thích cặn kẽ cho trẻ hiểu

Bất kì mắc lỗi gì, bố mẹ cũng phải giải thích cặn kẽ cho trẻ hiểu

Quay trở lại ví dụ trên, lần đầu tiên bé 3 tuổi sử dụng bút chì màu để “trang trí” khắp tường phòng khách, mẹ hãy nói về lý do tại sao đó là điều không được phép và những gì sẽ xảy ra nếu con bạn tiếp tục làm nó một lần nữa (ví dụ, con bạn sẽ phải giúp làm sạch các bức tường và sẽ không được sử dụng bút chì màu trong ngày hôm đó nữa). Nếu các bức tường được trang trí lại một vài ngày sau đó, đưa ra một lời nhắc nhở rằng bút chì màu là giấy chỉ và sau đó thực thi các hậu quả.

Đặt ra các quy tắc yêu cầu con thực hiện

Điều này có nghĩa là bạn hãy nói cho trẻ để con hiểu rằng điều đúng là như thế nào và nên làm gì thay vì chỉ nói việc đó sai và trẻ không được làm như vậy.

Yêu cầu bé không được vi phạm các quy tắc đã đặt ra từ trước

Yêu cầu bé không được vi phạm các quy tắc đã đặt ra từ trước

Trước đó mà cha mẹ đặt ra những quy định như là "bố mẹ đã đặt ra các quy tắc và con cần thực hiện nếu không sẽ phải bị phạt" tiêu chuẩn thì sẽ tốt hơn cho cả bố mẹ và các bé. Mặc dù đôi khi rất dễ dàng cho các bậc cha mẹ để bỏ qua hành vi xấu của con mình hơn là áp dụng hình phạt thích hợp cho bé nhưng nếu tình trạng này thường xuyên hoặc không thực hiện hết số hình phạt đã được đặt ra từ trước, điều này sẽ gây ra một tiền lệ xấu.

Thưởng phạt rõ ràng

Bé sẽ nghĩ là bố mẹ chỉ dọa thôi và không cần nghe lời cũng như biết sợ trước khi thực hiện một hành động sai. Tính nhất quán chính là chìa khóa để áp dụng kỷ luật hiệu quả, và điều quan trọng cho cha mẹ để quyết định là bố mẹ áp dụng hình phạt cho bé cùng với nhau, không phải là chỉ mẹ hoặc bố. Đồng thời những gì được đặt ra là quy tắc sau đó phải tiếp tục duy trì chúng.

Khi con mắc lỗi sai nhiều lần, cần phải có hình thức phạt thích hợp

Khi con mắc lỗi sai nhiều lần, cần phải có hình thức phạt thích hợp

Có một điều mà nhiều bố mẹ đôi khi vẫn còn hay quên đó là việc trong khi bạn áp dụng rõ ràng với con về những hành vi sẽ bị trừng phạt,thì cũng đừng quên việc thưởng cho con khi có những việc làm tốt. Đừng đánh giá thấp tác động tích cực của việc khen ngợi, bạn có thể áp dụng tốt kỷ luật với con mà không chỉ dừng lại ở sự phạt mà còn về công nhận những hành động tốt của bé.

Bố mẹ cũng không được quên việc khen thưởng con khi làm tốt

Bố mẹ cũng không được quên việc khen thưởng con khi làm tốt

Ví dụ, hãy nói rằng "Mẹ tự hào vì con đã chia sẻ đồ chơi với các bạn tại lớp" thường điều này sẽ có nhiều hiệu quả hơn so với việc trừng phạt một đứa bé không chịu chia sẻ đồ chơi cho bạn. Và bố mẹ hãy nói cụ thể lời khen khi khen ngợi con hơn là chỉ nói "Con làm tốt lắm” hay “Giỏi lắm”.

Khi con cố tình vi phạm lỗi lần 2, lần 3

Nếu con của bạn vẫn tiếp tục một hành vi không được chấp nhận mà bạn đã áp dụng hình phạt nhiều lần với con, hãy tìm hiểu xem con có ý thức được đó là điều không được phép không và xem có vướng mắc gì với con không khi bạn yêu cầu con làm như vậy. Có một cách là bố mẹ hãy thử làm một biểu đồ với một ô cho mỗi ngày trong tuần. Trong đó, bạn sẽ đánh dấu những lần con mắc lỗi và quyết định xem bao nhiêu lần con của bạn mắc lại lỗi và bao nhiêu lần con làm tốt để quyết định phạt con hợp lý. Hãy dán biểu đồ ở nơi dễ nhìn thấy trong nhà như trên tủ lạnh, trên tường và sau đó theo dõi hành vi tốt và xấu mỗi ngày.

Nếu bé cố tình vi phạm, cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc

Nếu bé cố tình vi phạm, cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc

Điều này sẽ mang đến cho con bạn (và bạn) một cái nhìn cụ thể hơn về hành động của con như thế nào và sẽ thưởng phạt ra sao tùy từng mức độ. Một khi điều này bắt đầu được thiết lập ra trong gia đình, hãy khen ngợi con cho việc bé đã học cách kiểm soát hành vi sai trái và, đặc biệt, nó có tác dụng rất tốt để khắc phục tính bướng bỉnh ở trẻ con.

Phạt con ở yên một chỗ và suy nghĩ về hành động của mình

Hình phạt “Timeout” đã áp dụng ở độ tuổi 0-2 tuổi cũng có thể được dùng cho trẻ em ở độ tuổi này. Hình phạt này chính là khi con mắc lỗi sai, bố mẹ bắt con đứng yên trong một chỗ trong một khoảng thời gian nhất định. Chọn một khoảng thời gian phù hợp như vậy, con bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ về cách mà con đã cư xử sai như thế nào. Hãy đảm bảo rằng nơi áp dụng hình phạt này không có gì khiến bé bị mất tập trung như ti vi, trò chơi hay mọi người nói chuyện ở xung quanh.

Lứa tuổi 3-5 tuổi được cho là tuổi nổi loạn của trẻ con khi bắt đầu biểu hiện sự bướng bỉnh, không nghe lời.Vậy bố mẹ phải kỉ luật con thế nào mới hiệu quả?

Việc bị phạt ở một chỗ trong thời gian hợp lý là cần thiết cho độ tuổi này

Và những bậc phụ huynh cũng nên chắc chắn rằng khoảng thời gian đó sẽ có tác dụng tốt nhất cho con của bạn để bé có thể hiểu được hành vi sai của mình. Các chuyên gia nói rằng khoảng thời gian 1 phút cho mỗi lứa tuổi là một nguyên tắc nhỏ mà mỗi bố mẹ đều có thể áp dụng với con minh, đây chính là thời gian chờ dành cho trẻ để trẻ có thể bình tĩnh và suy nghĩ ( cũng là một cách dạy trẻ tự điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình).

Tóm lại, điều quan trọng mỗi khi phạt con mà bố mẹ cần ghi nhớ là phải nói với các con những gì là điều phải làm, chứ không phải chỉ nói cho bé những điều sai. Ví dụ, thay vì nói "Đừng nhảy trên ghế," hãy cố gắng nói với con "Hãy ngồi lên ghế và đặt bàn chân của con trên sàn nhà. Như thế mới đúng".

Bài viết trước:

Thảo luận bằng facebook