blog

Cách kỷ luật bé phù hợp theo từng độ tuổi (6-12 tuổi)

15/04/2015 trong Giáo dục

Đối với mỗi lứa tuổi của bé, bố mẹ lại có thể áp dụng những phương pháp giáo dục và cách răn dạy trẻ khác nhau. Bởi ở mỗi độ tuổi, bé càng lớn hơn càng có thêm nhiều nhận thức cũng như hiểu biết về thế giới xung quanh.

Bố mẹ muốn dạy bảo con ngoan và nghe lời cũng cần phải nắm bắt được tâm lý của trẻ ở từng giai đoạn và hiểu được điều nào là tốt nhất cho con. Việc áp dụng hình thức kỷ luật cho con cũng cần có những cách hợp lý với trẻ ở những độ tuổi khác nhau để hình thành và phát triển tính cách phù hợp với trẻ mà bố mẹ mong muốn.

Lứa tuổi 6-8 tuổi

Hình phạt tốt nhất cho những trẻ thuộc giai đoạn 6-8 tuổi cũng giống như những giai đoạn trước, đó chính là time out. Time out chính là để trẻ chịu hình phạt ở yên một chỗ trong một khoảng thời gian nhất định và kết quả thu được sau khi thực hiện hình phạt này cũng là chiến lược kỷ luật hiệu quả đối với trẻ ở nhóm tuổi này. Nhìn chung, hình phạt bắt ngồi yên suy nghĩ và chấp nhận hình thức kỷ luật vẫn còn có thể phát huy tác dụng ở nhóm tuổi này.

cach-ky-luat-be-phu-hop-theo-tung-do-tuoi-6-12-tuoi-1

Trẻ 6-8 tuổi vẫn có thể áp dụng hình phạt time out

Và còn một điều nữa cũng vô cùng quan trọng khi kỷ luật trẻ ở tuổi này là việc theo dõi. Bố mẹ khi đã quyết định áp dụng phạt con thì đừng quên theo dõi xem bé có thực hiện đúng theo những nguyên tắc được đặt ra không hay bé đã có những thay đổi chưa sau mỗi lần bị phạt để có thể có những biện pháp hiệu quả hơn.

Đặc biệt, việc không thực hiện lời nói của bố mẹ trước bất cứ một hình phạt nào hoặc đối với bất kì người nào khác sẽ có thể gây ra khả năng làm mất đi sự tôn trọng và biết “sợ “ của con đối với bạn. Trẻ phải tin rằng bạn đã đưa ra hình phạt gì là chắc chắn sẽ làm. Điều này không có nghĩa là nói rằng bạn không cho trẻ một cơ hội thứ hai để sửa sai hoặc cho phép một sự thông cảm nhất định có thể chấp nhận được đối với việc phạm lỗi, nhưng đối với hầu hết các việc làm sai của trẻ, bạn nên hành động đúng như những gì bạn nói.

cach-ky-luat-be-phu-hop-theo-tung-do-tuoi-6-12-tuoi-4

Bố mẹ cần làm nghiêm khi phạt trẻ để trẻ nhận ra lỗi sai của mình

Hơn nữa, bố mẹ hãy cẩn thận khi lỡ lời đe dọa trẻ mà bố mẹ biết rằng điều đó sẽ không thể thực hiện được. Điều này sẽ trở thành mối đe dọa cho những hình phạt mà bố mẹ không thể bắt ép con thực hiện được trong thực tế. Chẳng hạn như, trong lúc giận dữ bạn có thể quát con "Nếu con còn đóng cửa mạnh như thế thì con sẽ không bao giờ được xem ti vi nữa!" Nhưng chúng ta ai cũng có thể hiểu rằng đó chỉ là lời nói bộc phát trong lúc nóng giận và không thể bắt con không bao giờ được xem ti vi cả. Chính vì thế, bố mẹ hãy chú ý rằng hãy cố gắng làm chủ cả lời nói và hành vi của mình trong lúc tức giận, vì chỉ vài giây đó có thể làm giảm đi sự uy nghiêm của những lời nói của bạn khi áp dụng những hình thức kỷ luật của bạn sau này.

Nếu bạn đe dọa trẻ sẽ không cho trẻ đi chơi nữa nếu trẻ tiếp tục gây ra các trò nghịch ngợm khắp nơi, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ làm chính xác điều đó. Hãy nên nhớ rằng sự tín nhiệm của bạn với con sẽ giá trị hơn nhiều so với một ngày đi chơi và thư giãn.

Cách kỷ luật bé phù hợp theo từng độ tuổi (6-12 tuổi)

Một điều nữa mà có thể làm giảm tầm ảnh hưởng của bạn đối với trẻ đó là việc trừng phạt quá nghiêm khắc khi con chỉ mắc những lỗi mà không đáng để bị phạt như vậy. Chẳng hạn như vì không muốn làm sai những lời đã nói với con về hình phạt đó, mà bố mẹ bắt ép con không được chơi đồ chơi nữa nếu mắc lỗi quên cất gọn đồ chơi trong một lần, hoặc vứt đi món đồ chơi yêu thích của con vì con không đạt điểm cao. Những điều này có thể sẽ gây ra những tác hại rất nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến tính cách của trẻ.

Trẻ cần có thời gian suy nghĩ về lỗi sai và hành động của mình

Trẻ cần có thời gian suy nghĩ về lỗi sai và hành động của mình

Tốt nhất là bố mẹ tập cho con bạn quen với việc phải sửa chữa lỗi sai và thay đổi trong vòng một tháng sẽ có kết quả tốt hơn nhiều so với việc bắt ép trẻ chịu hình phạt quá lớn cho lỗi của mình. Con bạn sẽ không cảm thấy bị ép buộc nặng nề nữa mà mọi việc sẽ diễn ra từ từ sau đó tự bản thân sẽ thấy cần có động lực phải thay đổi để không bị phạt nữa.

Lứa tuổi 9-12 tuổi

Trẻ em ở lứa tuổi này - cũng như với tất cả các lứa tuổi trong độ tuổi “teen” - cũng có thể được xử lý kỷ luật như những độ tuổi nhỏ hơn. Khi trẻ trưởng thành hơn thường sẽ yêu cầu bố mẹ sự độc lập và trách nhiệm hơn, vì thế để dạy con có thể nhận trách nhiệm với những hành vi do trẻ gây ra, bố mẹ có thể áp dụng một phương pháp kỷ luật hiệu quả và phù hợp với bản thân trẻ.

Việc quát mắng thường không đem lại hiệu quả khi phạt con

Việc quát mắng thường không đem lại hiệu quả khi phạt con

Ví dụ như, nếu đã đến giờ đi ngủ mà bạn phát hiện ra con bạn chưa làm bài tập về nhà, bạn có sẵn sàng bỏ qua và còn nhanh chóng giúp đỡ trẻ hoàn thành bài ? Có lẽ câu trả lời nên là không - bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội để dạy cho con mình một bài học cuộc sống quan trọng. Nếu không làm bài tập về nhà, con đã mắc một lỗi nghiêm trọng và bên cạnh việc bị phạt ở lớp, con cần phải bị chịu hình phạt của bố mẹ để không còn tái diễn vào lần sau nữa.

Nếu bố mẹ không áp dụng hình phạt phù hợp, trẻ dễ bị tự kỉ hoặc không sợ

Nếu bố mẹ không áp dụng hình phạt phù hợp, trẻ dễ bị tự kỉ hoặc không sợ

Đó là một phương pháp giáo dục hữu ích và tự nhiên giúp cho các bậc cha mẹ dạy bảo con mình nên người từ chính những sai lầm. Cha mẹ nào cũng mong con mình không bao giờ phạm lỗi nhưng đôi khi bạn cũng nên để cho con biết thế nào là thất bại để có thể học được nhiều bài học từ những thất bại đó.

Trẻ sẽ thấy hành động của mình là không đúng và học cách ứng xử phù hợp hơn. Còn nếu trường hợp dường như con bạn không học được những điều đúng sau mỗi lần bị phạt thì bố mẹ nên áp dụng những quy tắc riêng để giúp trẻ thay đổi hành vi của mình.

Việc phạt trẻ độ tuổi này cần áp dụng từ từ và từng bước một

Việc phạt trẻ độ tuổi này cần áp dụng từ từ và từng bước một

Dù ở lứa tuổi nào đi chăng nữa, việc bố mẹ đặt ra những giới hạn và quy tắc yêu cầu con thi hành và chấp nhận những hình phạt khi làm sai là vô cùng cần thiết. Ngay cả khi trẻ đã lớn hơn và thường muốn được quyết định những việc làm của riêng mình, bố mẹ dù có trao cho trẻ quyền tự do và trách nhiệm với những việc mình làm nhiều hơn thì cũng luôn cần theo dõi và chú ý đến con nhiều hơn.

Bố mẹ có nên đánh đòn con mỗi khi mắc lỗi?

Bố mẹ có nên đánh đòn con mỗi khi mắc lỗi?

Cuối cùng, còn một điều khi nói về việc áp dụng hình phạt với con mà thường gây tranh cãi đó là có dùng đòn roi để đánh trẻ mỗi khi thực hiện một việc sai phạm không? Có lẽ không có hình thức kỷ luật nào gây nhiều tranh cãi hơn so với đánh đòn. Dưới đây là một số lý do tại sao các chuyên gia không khuyến khích việc dạy con bằng đòn roi:

Đánh đòn làm cho trẻ con cho rằng việc đó là điều phải chấp nhận mỗi khi bố mẹ nóng giận và sau này khi tức giận, trẻ cũng khó có thể kiềm chế học từ chính bố mẹ của mình.

Việc dùng đòn ròi dạy con của bố mẹ ảnh hưởng đến thể chất và có thể gây hại cho trẻ.

Thay vì vấn đề dạy cho trẻ hiểu cần làm thế nào để thay đổi hành vi của mình, đòn roi chỉ làm cho trẻ sợ bố mẹ và trẻ sẽ tìm cách để tránh bị đánh hay tránh bị bắt gặp khi làm sai.

Đối với một vài trẻ, việc đánh đòn còn có thể vô tình làm cho trẻ học cách “diễn”, giả dối để bố mẹ tha cho hoặc nói dối để không bị phạt.

Thảo luận bằng facebook