Dạy con chơi mà học- học mà chơi với game giáo dục
Xu hướng phát triển về phương pháp giáo dục “Chơi mà học” được biết đến rất nhiều hiện nay trên thế giới và nó đem lại những lợi ích không thể ngờ đến về phát triển trí thông minh và tư duy cho trẻ em. Trong giáo dục, việc kết hợp học và chơi (hay còn gọi là gamification) luôn được đề cao chú trọng bởi tính giáo dục cao thông qua quá trình chơi và phát triển của trẻ. Đây là một phương pháp có thể thực hiện rất đơn giản mà đem lại những giá trị cốt lõi quan trọng tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn và hữu ích cho trẻ. Vậy phương pháp giáo dục chơi mà học này là gì và cách để thực hiện nó như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những phương pháp thú vị dưới đây nhé.
Phương pháp giáo dục con của người Nhật: Chơi bài tây
Cuốn sách “Phương pháp giáo dục con của người Nhật”
Trong cuốn sách “Phương pháp giáo dục con của người Nhật” của tác giả Sugiyama Kouichi của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, ngay từ phần giới thiệu tác phẩm, tác giả đã khẳng định rằng “Khả năng dạy dỗ của cha mẹ quyết định tất cả”. Và làm cha mẹ, bạn có thể nuôi dưỡng con mình thành một đứa trẻ ưu tú và đáp ứng hết được những mong muốn của những bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con cái bằng những phương pháp giáo dục hết sức thông minh và hữu ích của người Nhật. Trong đó, dạy trẻ chơi bài Tây cũng là một cách giáo dục mang lại rất nhiều lợi ích mà cuốn sách nói đến.
Trẻ con thời xưa thường chơi bài quẹt nhọ nồi rất vui
Theo cuốn sách, phương pháp “chơi mà học” chính là chơi một cách vui vẻ đồng thời có thể cải thiện kỹ năng ngông ngữ của trẻ. Việc biết chơi bài Tây từ nhỏ có thể phát triển khả năng ngôn ngữ rất tốt dành cho trẻ đồng thời mang lại những lợi ích về việc phát triển trí tuệ và sự thông minh ở trẻ. Trò chơi bài Tây, hay còn gọi là tú lơ khơ, đã xuất hiện từ rất lâu đời và gắn bó với nhiều thế hệ. Việc chơi bài ở trẻ nhỏ thường không được các bậc phụ huynh chú trọng và dạy bảo vì họ thường sợ những ảnh hưởng xấu đối với đứa trẻ như nghiện chơi, tệ nạn cờ bạc tiêu cực… Có thể thấy, hầu hết ở Việt Nam, trẻ em thường biết chơi bài do anh chị hay bạn bè chỉ cho, hoặc học chơi bài online chứ hiếm có dịp được chơi cùng bố mẹ. Điều này lại khác hoàn toàn với phương pháp giáo dục con cái của người Nhật. Họ cho rằng nếu như trẻ chơi bài tây từ nhỏ thì kĩ năng ngôn ngữ của chúng chắc chắn có thể được nâng cao và khi đó trẻ chơi không cảm thấy chán hay khó khăn mà còn có thể ghi nhớ nội dung của trò chơi rất nhanh.
Một bộ bài dễ thương của người Nhật
Trò chơi bài tây đã có truyền thống 800 năm tại Nhật Bản và người Nhật chơi với bài thường không chỉ để giải trí, mà còn có những phút giây quây quần bên gia đình, bạn bè đồng thời tăng khả năng tư duy vô cùng tốt. Cũng giống như chơi cờ vua, cờ tướng, cờ vây… chơi bài cũng là một phương pháp giúp nâng cao trí thông minh với việc tuân theo luật chơi đề ra của từng kiểu bài và nghĩ ra cách để chiến thắng đối phương một cách nhanh nhất. Việc biết cách chơi bài từ nhỏ với những con số, thuộc tính trên những quân bài sẽ ảnh hưởng tốt đến trí não của trẻ cùng với phát triển khả năng suy nghĩ logic hơn. Bên cạnh tính giải trí lớn khi chơi bài, bộ bài tây cũng có tính giáo dục cao nếu bố mẹ dạy bé biết cách chơi lành mạnh và thông minh, không quá coi trọng thắng thua và phần thưởng cũng như hình phạt dành cho người chiến thắng và thua cuộc cũng phù hợp với các bé để các bé không trở nên hiếu chiến và đi ngược lại những tác dụng lớn của việc chơi bài.
Game giáo dục trên thiết bị điện tử
Trẻ con thường rất cuốn hút và say mê với những thiết bị điện tử
Trong xã hội phát triển ngày càng hiện đại hiện nay, những thiết bị chơi game như máy tính, điện thoại, đồ điện tử công nghệ… hẳn đã không còn xa lạ gì đối với rất nhiều trẻ em. Bên cạnh những tác hại của việc chơi game với đồ chơi công nghệ đã được nhắc đến rất nhiều, nếu con bạn luôn hứng thú mỗi khi được giải trí bằng những trò chơi công nghệ thì tại sao bạn không khuyến khích trẻ phát triển niềm đam mê này bằng những trò chơi mang tính giáo dục thiết thực và có tác dụng lớn cho việc phát triển trí thông minh của trẻ. Tất nhiên việc chơi game cũng cần có liều lượng và cường độ hợp lý, có sự kiểm soát về thời gian và hoạt động của bố mẹ để có thể đem lại giá trị lớn nhất. Tốt nhất là bố mẹ nên dành thời gian chơi những trò chơi hữu ích này cùng bé và đồng thời luôn khuyến khích, động viên bé vượt qua những thử thách khó khăn trong trò chơi. Nếu bố mẹ có thể nắm bắt và hiểu được tâm lý thích khám phá những điều mới lạ và cuốn hút của con mình, thì chắc chắn những trò chơi này sẽ là một món đồ chơi thông minh vừa khiến cho bé thích thú và thoải mái, vừa đem lại cho bé khả năng phát triển trí thông minh một cách toàn diện và tăng khả năng học thêm nhiều kĩ năng trong cuộc sống đúng với sở thích và đam mê của bé.
Trò chơi giáo dục vừa tìm hình đúng vừa học tiếng Anh trên máy tính
Khi được chơi một trò chơi điện tử hữu ích và thú vị, chắc chắn bé sẽ không cảm thấy áp lực gì và tự nhiên tạo nên một môi trường chơi mà học rất tốt phù hợp cho lứa tuổi của trẻ và cũng không gây hại gì trong việc giáo dục sớm cho trẻ. Nếu bố mẹ phát hiện ở trẻ khả năng đam mê lớn với những món đồ chơi công nghệ, thì đừng nên cứng nhắc cấm đoán không cho trẻ đến gần hoặc được chơi chúng. Điều này càng làm cho trẻ cảm thấy áp lực và càng muốn lén lút khám phá chúng hơn mỗi khi có cơ hội và có thể dẫn đến những tác hại không ngờ. Thay vào đó, tại sao bố mẹ không khuyến khích và động viên trẻ chơi những trò chơi đơn giản mà có tính giáo dục rất cao dành cho trẻ con như xếp chữ, đuổi hình bắt chữ, truy tìm kho báu, xếp hình…thay cho những loại đồ chơi “dọn sẵn” mà trẻ không phải động não nhiều khi chơi. Môi trường học tập ảo này lại có thể đem lại những giá trị giáo dục thật cho những đứa trẻ và có những tiềm năng phát triển thật sự lớn nếu bố mẹ biết cách giáo dục con đúng cách.
Game giáo dục giúp bé thích học hơn
Trò chơi trí tuệ, giáo dục “chơi mà học”
Những món đồ chơi học tập giúp bé hứng thú hơn với việc học
Bất cứ việc gì cũng vậy, nếu bạn làm với một niềm đam mê và tinh thần thoải mái, vui vẻ nhất thì chắc chắn nó sẽ đem lại những thành công lớn ngoài sức tưởng tượng mà có thể bạn không ngờ tới. Điều này cũng rất đúng vói trẻ em. Một khi trẻ có hứng thú với một món đồ chơi nào đó hay một trò chơi thú vị, chắc chắn nó sẽ rất hào hứng muốn được tham gia và chơi đồng thời hứng thú mỗi khi phát hiện hay tìm tòi thêm những chi tiết hứng thú trong trò chơi đó. Trẻ con thì luôn thích chơi nên nếu bố mẹ biết cách hướng cho trẻ phương pháp học mà chơi – chơi mà học thông qua chỉ những trò chơi đơn giản nhất cũng sẽ rất hữu ích dành cho bé.
Để thu được hiệu quả cao nhất, các phụ huynh cần ghi nhớ luôn quan tâm và động viên trẻ, đừng nên quá cứng nhắc bắt trẻ làm theo những yêu cầu, công việc mà trẻ không hứng thú hay không thích làm được giao cho trẻ hoàn thành. Thay vào đó, từ những đồ vật bình thường đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ có thể sáng tạo nên thành một những trò chơi giáo dục khiến cho bé tham gia một cách thích thú và không nhàm chán như khi bị gượng ép nữa. Điều này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều cho bé. Chẳng hạn như với những công việc nhà đơn giản như: quét nhà, lau dọn, đổ rác, phụ giúp việc nấu ăn của mẹ, cất gọn đồ chơi mỗi khi chơi xong… bố mẹ hãy tạo thành một trò chơi có thể “chơi mà học” như bé sẽ đóng vai nhân vật chính và hoàn thành các nhiệm vụ này để dành được những phần thưởng động viên từ bố mẹ mà bé yêu thích.
Việc chơi mà học là một phương pháp giáo dục rất tốt dành cho các bé
Đối với những đứa trẻ không thích việc học bài hay không tập trung mỗi khi ngồi học, phương pháp “chơi mà học” này lại càng phát huy những hiệu quả cực kì hữu ích hơn. Nếu bé chán học, hoặc có những đứa trẻ còn “ không thích học một chút nào” mỗi khi phải làm bài tập hay kể cả bạn hướng dẫn trẻ học thêm sách tham khảo hay tận tình chỉ dạy từng chút một nhưng kết quả vẫn không khả quan hơn và trẻ vẫn học trước quên sau, thì bạn nên áp dụng những điều đơn giản của phương pháp này vào việc dạy bé học.
Với những điều đơn giản nhất của chơi mà học như : dán bản đồ trong nhà giúp trẻ học tốt địa lý, đố trẻ những câu đố về tính toán các sự vật, sự việc trong cuộc sống hàng ngày giúp bé tính nhanh hơn và thích học toán hơn, cho bé được nhìn tận mắt những con vật mà bé ít nhìn thấy để làm bước đầu cho bé khám phá tự nhiên, đọc truyện cho bé nghe về các câu chuyện dành cho trẻ em. Hoặc bố mẹ cũng có thể mua cho bé những đồ chơi thông minhvề các chủ đề, câu chuyện khác nhau giúp bé nâng cao khả năng hiều biết và hứng thú hơn với những chi tiết, kiến thức mới trong mỗi bộ trò chơi khi được chơi cũng bố mẹ. Đó có thể là đồ chơi xếp hình, đồ chơi Lego, đồ chơi mô hình, bộ lắp ghép… Chắc chắn là khi được chơi, bé sẽ ghi nhớ lâu hơn và cũng thích thú hơn khi được học thêm kiến thức mới từ trò chơi.
Từ những trò chơi trong cuộc sống hàng ngày mà bé được tham gia, cho đến những món đồ chơi thông minh có tác dụng lớn đối với trí thông minh của bé, hoặc những game giáo dục bổ ích, tất cả đều là những phương pháp giáo dục học mà chơi- chơi mà học rất tốt dành cho sự phát triển của trẻ. Cái được gọi là 'chơi mà học' sẽ phát huy được hết tác dụng với những kết quả tuyệt vời không thể ngờ tới đối với trẻ nếu bố mẹ biết cách khéo léo hướng dẫn và chơi với con. Quả thật, giáo dục con cái luôn là vấn đề nan giải đối với bất kì phụ huynh nào trong số vô vàn phương pháp với những mặt lợi hại khác nhau, nhưng điều quan trọng và cốt lõi là chỉ cần bố mẹ dành thời gian quan tâm và hiều được con mình thì sẽ luôn tìm được phương pháp nuôi dạy tốt nhất dành cho bé.