Những việc chỉ có người mẹ tồi mới làm
Làm cha mẹ, ai cũng luôn mong muốn những điều tốt nhất cho con của mình. Mong muốn con cái lớn lên khỏe mạnh, thông minh và học làm người là điều ai cũng mong được thấy ở con trong quá trình nuôi con lớn lên từng ngày. Vì thế, chắc chắn rằng bất kì bậc làm cha làm mẹ nào cũng luôn cố gắng hết sức và làm hết khả năng của mình để mang đến cho con cái những điều tốt nhất.
- Lựa chọn đồ chơi cho trẻ từ 3-4 tuổi
- Top 10 đồ chơi thông minh ít tốn tiền của “con nhà người ta” (P1)
- Tổng hợp các đồ chơi tốn không quá 100 nghìn mà bé nào cũng mê mẩn (phần 2)
Thế nhưng nói luôn luôn dễ hơn làm. Dù có thương con đến mấy nhưng có lẽ trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ sẽ gặp những trường hợp nóng giận và bực tức mà có những hành động khiến sau này nghĩ lại thấy hối hận và không muốn lặp lại những sai lầm đó. Biết là làm cha mẹ mới hiểu được, công việc này là cả một thử thách vô vàn khó khăn, có những điều ai cũng biết nhưng không mấy ai làm tốt. Vậy chúng ta hãy cũng xem những biểu hiện sai trái khi làm mẹ là gì để cùng tự rút kinh nghiệm cho bản thân nhé.
Thường xuyên la mắng, quát nạt con cái
Những bà mẹ thường hay la mắng, quát tháo con cái suốt ngày này sang ngày khác lâu dần sẽ tạo thành thói quen xấu cho chính bản thân những người mẹ đó. Và rồi khi gặp bất cứ tình huống nào không vừa lòng với con, mẹ lại mắng mỏ, nhiếc móc bất cứ việc làm gì sai của bé dù là nhỏ nhất thay vì chỉ cần nhẹ nhàng, bình tĩnh khuyên nhủ, dạy bảo con. Chắc chắn, la mắng trẻ quá nhiều là một việc không tốt và nó còn có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh, tính cách của trẻ. Vì thế, bố mẹ hãy cố gắng luôn bình tĩnh và kiềm chế mới có thể răn dạy, bảo ban con nên người một cách tốt nhất.
Luôn luôn la mắng con là việc không nên làm của những bà mẹ tốt
Có những bà mẹ không nhận ra mình đang làm ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển cả về tinh thần lẫn trí não trẻ khi cứ suốt ngày quát tháo, mắng mỏ con. Điều này còn làm ảnh hưởng đến tình cảm gắn kết giữa người mẹ và con cái, lâu dần bé sẽ có thể cảm thấy luôn sợ mẹ và không dám chia sẻ, nói chuyện với mẹ khi gặp những tình huống, biến cố khác nhau trong cuộc sống.
Mẹ nên dành thời gian nói chuyện, chia sẻ với con nhiều hơn
Nếu bà mẹ nào đã trót không kiềm chế được cơn tức giận mà la mắng, quát tháo con thì hãy luôn cố gắng lấy lại bình tĩnh để tận tình khuyên nhủ, chỉ ra cho trẻ cái đúng, cái sai để trẻ không phạm phải những sai lầm đó nữa. Còn trong trường hợp việc la mắng con đã trở thành một thói quen khó bỏ của bản thân, người mẹ cần học cách kiểm soát sự tức giận và sự căng thẳng của bản thân, trước tiên với những người khác trước khi học cách kiểm soát hành vi tức giận lên con cái. Các mẹ có thể tham gia vào những hoạt động, nhóm bạn chia sẻ về cách kiềm chế bản thân và tư vấn tâm lý, hoặc tham gia các diễn đàn nuôi dạy con cái bổ ích để học hỏi kinh nghiệm.
Phó mặc việc nuôi dạy con cái cho ông bà, giúp việc hoặc cho chồng
Có những bà mẹ, chỉ luôn quan tâm những sở thích, thú vui của bản thân mà quên đi hoặc cố tình để mặc việc nuôi dạy con cái cho người khác làm hộ, chẳng hạn như ông bà nội ngoại, người giúp việc hoặc thậm chí có một số gia đình thì việc nuôi dạy con lại chỉ có người chồng lo. Chắc chắn, những bà mẹ như vậy là những người mẹ không tốt, dù có trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Sinh con ra sau thời kì mang nặng đẻ đau hơn 9 tháng, chắc chắn người mẹ nào cũng luôn yêu thương con cái của mình hết mực.
Mọi người mẹ đều không nên phó mặc việc nuôi con cho bất kì ai, kể cả ông bà
Không những thế, làm mẹ ai cũng có một tình thương dành cho con mình lớn hơn bất cứ ai trên đời này. Vì vậy, không có lý do nào để bào chữa cho việc người mẹ không quan tâm, chăm sóc đến con mình mà lại đẩy hết công việc đó sang cho người khác làm thay. Tất cả chỉ là ngụy biện, dù là có thiếu thời gian, do hoàn cảnh kinh tế hay gì đi chăng nữa, thì việc người mẹ không chăm nuôi đứa con do mình dứt ruột để ra cũng là một việc làm sai trái.
Ở bên người giúp việc lâu có khi trẻ còn quên mất ai mới là mẹ mình
Dẫu công việc chăm sóc con cái còn nhiều vất vả, tuy nhiên đây lại là một việc mà bất cứ người mẹ nào cũng luôn tự hào và thấy nó là một công việc cao cả và ý nghĩa mà không phải ai cũng có thể được làm. Việc để cho con quá bị lệ thuộc vào ông bà, người giúp việc chăm sóc cũng sẽ làm cho trẻ có một khoảng cách với người mẹ và tình cảm mẹ con sẽ ngày càng bị đẩy ra xa hơn. Rồi sẽ có thể đến một ngày, trẻ còn quên mất mẹ mình là ai và dần dần còn thân thiết với người lạ hơn là với chính mẹ mình.
Luôn lấy đồ ăn ngon, đồ chơi đẹp ra để dỗ dành trẻ
Khi đã làm cha mẹ và trải qua một quá trình nuôi dạy con khôn lớn, mọi ông bố bà mẹ đều biết có rất nhiều cách để dỗ dành đứa con của mình tùy theo sở thích, cá tính của mỗi đứa. Tuy nhiên, có những người lại luôn dùng một cách tưởng như đơn giản và dễ dàng nhất đó chính là dùng bánh kẹo, đồ ăn ngon, đồ chơi đẹp mà trẻ thích để dỗ dành trẻ cho xong chuyện. Việc này có thể đem lại kết quả nhanh chóng, hiệu quả ngay tức khắc làm trẻ không mè nheo, khóc lóc nữa nhưng có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính cách của trẻ nếu bố mẹ không có những phương pháp giáo dục kịp thời ngay tức khắc.
Dỗ dành trẻ bằng đồ ăn và đồ chơi làm ảnh hưởng đến tính cách của trẻ sau này
Nếu bố mẹ luôn đáp ứng những nhu cầu của trẻ mỗi khi trẻ đòi cho xong chuyện thì lâu dần, trẻ sẽ nghĩ rằng chỉ cần đòi là bố mẹ sẽ cho ngay thứ trẻ thích để dỗ dành, điều này sẽ gây ra thói hư của trẻ là luôn đòi hỏi để được bố mẹ đáp ứng nhu cầu. Việc hối lộ con bằng đồ ăn hay đồ chơi, hay dỗ dành trẻ kể cả những khi trẻ mắc lỗi, đơn giản như câu nói “đánh chừa” cái tường, cái bàn cái ghế mỗi khi trẻ tự ngã cũng là những việc không nên làm của một bà mẹ tốt. Mẹ cần làm gương cho con, nếu con sai phải răn đe, chỉ dạy cho bé cẩn thận thì bé mới hiểu được và tránh để lần sau không lặp lại nữa. Nếu mà mẹ chỉ dỗ dành trẻ cho nhanh xong chuyện thì chỉ là một bà mẹ không tốt và làm chính con mình bị hư.
Bà mẹ chỉ luôn bênh con mình
Những người mẹ chỉ luôn chăm chăm bênh vực cho con mình trong bất cứ tình huống nào tưởng vậy là tốt cho con, là luôn che chở bảo vệ con theo bản năng của người mẹ nhưng thực ra như vậy lại không phải là cách tốt nhất để nuôi dạy con cái. Trẻ sẽ quen thói luôn có bố mẹ ở bên bênh vực, bảo vệ mà không có tính độc lập, không làm chủ bản thân mà luôn phụ thuộc vào bố mẹ. Trẻ cũng sẽ không học ra những điều sai ở bản thân mà luôn nghỉ mình đúng vì đã có bố mẹ luôn ủng hộ, bênh vực.
Luôn bênh con dù trẻ có làm sai sẽ làm trẻ hư và khó dạy bảo
Nhiều mẹ còn mù quáng tới mức làm thay mọi việc cho con và luôn bênh vực con mỗi khi con làm bất cứ chuyện gì. Bà mẹ nào cũng thương con mình nhất và luôn muốn bảo vệ, che chở cho con. Nhưng mẹ phải hiểu rằng, không ai có thể che chở cho con cái cả đời và đồng nghĩa với nó là nếu luôn bên những cái sai của con, khi ra ngoài đời, con sẽ không được mọi người nể trọng và còn sinh ra tính ích kỉ của trẻ. Nếu không muốn con mình trở thành những đứa trẻ ương bướng cứng đầu, khó dạy bảo, ích kỉ và không bao giờ biết được đâu là đúng sai thì bố mẹ nên ngừng ngay việc luôn chăm chăm bênh vực con cái mình trước khi quá muộn.