blog

Tết trung thu và những điều có thể bạn chưa biết

07/08/2016 trong Xu hướng

Tết trung thu từ lâu đã trở thành ngày hội lớn của cả dân tộc ta từ bao đời nay, đặc biệt tết trung thu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các em nhỏ. Càng đến gần ngày tết trung thu, không khí khắp nơi lại trở nên nhộn nhịp với những món đồ, bánh kẹo… được bày trí khắp phố phường để chào đón trung thu.

Ở mỗi gia đình, ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được bố mẹ, ông bà dạy cho những điều cần biết về đón tết trung thu tại Việt Nam. Thế nhưng có rất nhiều điều cơ bản về trung thu như Ý nghĩa tết trung thu là gì, sự tích tết trung thu ra sao, tết trung thu ở Việt Nam có gì… còn rất nhiều người chưa biết đến.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cụ thể tất cả những điều cần biết về tết trung thu để mọi người có thể hiểu rõ hơn tại sao lại có ngày tết trung thu và câu chuyện về ngày tết trung thu bắt đầu như thế nào nhé.

Ý nghĩa tết trung thu

Tết Trung thu diễn ra vào dịp ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm và mang ý nghĩa tết đoàn viên, sum vầy mọi người trong gia đình bên nhau. Với trẻ nhỏ, tết trung thu còn là dịp để được phá cỗ trông trăng, đón chú cuội và chị Hằng. Người lớn trong gia đình cùng nhau gặp mặt, ăn miếng bánh nướng, bánh dẻo và uống trà, ngắm trăng. Trẻ nhỏ thì chơi rước đèn ông sao, múa lân và hát các bài hát trung thu.

Những phong tục, tập quán trong ngày tết trung thu đã gắn bó với nhân dân ta từ bao đời nay. Tết trung thu mang những ý nghĩa tốt đẹp và được cha truyền con nối, duy trì từ đời này sáng đời khác. Vì thế, không thể không kể đến, Tết trung thu là dịp để con cái thể hiện tấm lòng hiếu thảo với bố mẹ, ghi nhớ cội nguồn, tổ tiên.

Ý nghĩa quan trọng trong ngày tết trung thu đó là không khí sum vầy vui vẻ khắp mọi nơi

Ý nghĩa quan trọng trong ngày tết trung thu đó là không khí sum vầy vui vẻ khắp mọi nơi

Vào dịp tết trung thu, các gia đình Việt thường chuẩn bị một mâm cỗ nhỏ để cúng tổ tiên, bao gồm bánh trung thu, mâm ngũ quả, rượu hoặc trà cùng một số món ăn khác đặt trên bàn thờ, bày tỏ lòng biết ơn đối với cội nguồn, ông cha. Trung thu cũng là dịp để con cái nhớ về cha mẹ, báo đáp công sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ. Thường các con cháu trong nhà, nhất là những người đi xa về sẽ mang theo hộp bánh trung thu, hộp trà hay rượu ngon để làm quà biếu trung thu ông bà, bố mẹ và mọi người trong gia đình.

Với trẻ nhỏ, mỗi dịp Tết trung thu bé lại thêm một tuổi, vừa vui chơi, vừa phá cỗ và gắn kết tình cảm với ông bà, bố mẹ và phá cỗ cùng cả nhà. Phá cỗ là chỉ việc các em nhỏ cùng ăn bánh kẹo, hoa quả trong mâm cỗ được bố mẹ chuẩn bị. Tết trung thu ngày càng hướng đến trẻ em nhiều hơn và được coi như một ngày lễ quan trọng của các em nhỏ. Vào ngày tết trung thu, trẻ em ngoài được bố mẹ sắm mâm cỗ trung thu, mua cho đèn ông sao, mặt nạ… và còn được bố mẹ mua đồ chơi trung thu cho.

Tết trung thu có nhiều ý nghĩa với mọi người dân Việt Nam

Tết trung thu có nhiều ý nghĩa với mọi người dân Việt Nam

Hiện nay, ngày tết trung thu ngày càng trở nên hiện đại hơn, các bé cũng có những cơ hội vui chơi đa dạng, phong phú hơn so với ngày trước. Nhưng nhìn chung, những nét văn hóa truyền thống của ngày lễ tết trung thu vẫn được giữ nguyên với những món đồ chơi truyền thống, phong tục phá cỗ trông trắng, múa lân… Bên cạnh những món đồ chơi đặc biệt dành riêng cho dịp trung thu, rất nhiều bé cũng được bố mẹ mua cho những bộ quần áo, bộ đồ chơi hiện đại nhân dịp trung thu. Phần nào những món đồ mới lạ cũng làm trẻ quên đi ý nghĩa thực sự của ngày tết trung thu nhưng không vì thế nó làm mất đi nét vắn hóa cổ truyền này.

Trẻ em náo nức mong đợi ngày Tết Trung thu

Trẻ em náo nức mong đợi ngày Tết Trung thu

Tết trung thu là tết đoàn viên, bố mẹ nên dạy cho con cái những nét đẹp của ý nghĩa ngày tết trung thu để trẻ có thể hiểu được nét đẹp văn hóa của dân tộc. Tránh để cho những xu thế mới của xã hội hiện đại làm mất đi giá trị và ý nghĩa của ngày tết thiếu nhi đã được dân tộc ta lưu giữ từ bao đời nay.

Sự tích Tết Trung thu

Nguồn gốc về Tết Trung thu có rất nhiều nơi có những thông tin, phong tục khác nhau. Nhưng nhìn chung, sự tích tết trung thu đều có điểm chung là nội dung như câu chuyện dưới đây.

Câu chuyện bắt đầu vào thời vua Đường Minh Hoàng ( 713-741) khi nhà vua đang dạo chơi ở khu vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trăng đêm đó rất tròn và sáng. Không khi rất dễ chịu và mát mẻ. Nhà vua đang thưởng ngoạn vẻ đẹp đất trời thì bỗng gặp đạo sĩ La Công Viễn hay còn gọi là Diệp Pháp Thiện. Điều đặc biệt là đạo sĩ này có phép tiên có thể đưa Vua lên cung trăng.

Sự tích Trung thu gắn liền với dân tộc ta từ nhiều năm nay

Sự tích Trung thu gắn liền với dân tộc ta từ nhiều năm nay

Nhà vua cảm thấy cảnh trí trên nà y còn đẹp hơn và hân hoan thưởng thức. Với cảnh tiên đẹp như tranh và du dương khúc hát, âm thanh cùng những nàng tiên ngân nga ca hát, nhà vua mải vui mà quên mất là trời gần sáng là phải trở về hạ giới. Khi đạo sĩ nhắc, nhà vua mới nhớ ra và quay về nhưng trong lòng vô cùng tiếc nuối.

Khi về Hoàng cung, nhà vua vấn vương mãi cảnh tiên nên đã tạo ra Khúc Nghê Thường Vũ Y hàng năm cứ đến đêm rằm tháng 8 là lại lệnh cho toàn dân gian ăn mừng, ca hát. Kể từ đó, hàng năm nhân dân luôn nhớ tới ngày rằm tháng tám như là ngày lễ để tổ chức rước đèn và bày tiệc ngắm trăng. Lâu dần nó đã trở thành phong tục dân gian khi tới ngày tết trung thu rằm tháng tám.

Câu chuyện tết trung thu được khởi nguồn từ thời vua Đường Minh Hoàng

Câu chuyện tết trung thu được khởi nguồn từ thời vua Đường Minh Hoàng

Cũng có câu chuyện kể rằng, ngày rằm tháng tám âm lịch chính là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng, và vào ngày này triều đình nhà Đường đã lệnh cho dân chúng khắp nơi treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Vì thế, tục treo đèn và bày cỗ ngày Tết trung thu đã trở thành một tục lệ của nhân dân ta.

Cũng có câu chuyện về nguồn gốc ngày tết trung thu rằng, đời nhà Tây Hán có vị tướng tên là Lưu Tú, trong tình cảnh dân tình hỗn loạn, thiếu ăn đã cầu xin Thượng đế ban cho đồ ăn để giúp quân lính trong lúc chờ quân tiếp viện. Sau đó, các quân lính đã tìm được khoai môn và bưởi ăn. Nhờ đó, Lưu Tú mới chiến thắng và lên làm vua, tức vua Quang Võ nhà Hậu Hán.

Sau này, ngày mà Lưu Tú cầu được Thương đế là ngày rằm tháng tám được coi là ngày làm lễ tạ trời đất và món bày trên mâm cỗ bày là khoai môn và bưởi. Từ đó, cứ đến rằng tháng tám được gọi là tết trung thu, nhân dân lại cúng lễ để bày tỏ lòng biết ơn.

Nhiều nhân vật và truyền thuyết gắn liền với tết trung thu như chị Hằng, chú cuội, cây đa...

Nhiều nhân vật và truyền thuyết gắn liền với tết trung thu như chị Hằng, chú cuội, cây đa...

Trong Ngày tết trung thu, người lớn uống trà, ăn bánh ngắm trăng còn trẻ em vui đùa, rước đèn và phá cỗ cùng nhau. Cả gia đình từ già đến trẻ quây quần bên nhau bàn chuyện gia đình, nhà cửa, vườn tược, quốc gia… Tết trung thu cũng mang ý nghĩa đối với một đất nước, quốc gia từ thời xưa. Người dân xem trăng càng sáng, không khí đêm trung thu càng tốt thì mùa vụ năm đó thu hoạch tốt, người dân ấm no hạnh phúc còn thời tiết xấu cũng là điềm báo năm đó bị thất thu.

Nhìn chung, đêm trung thu mang nhiều ý nghĩa cao cả và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của nhân dân ta từ xưa đến nay. Với nhiều câu chuyện truyền miệng cũng như ghi lại trong sổ sách, tất cả đều cho thấy bề dày văn hóa dân tộc được khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân về ngày Tết Trung Thu kể từ khi còn là những đứa trẻ.

Trung thu ngày bao nhiêu ?

Tết trung thu được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng tám âm lịch, tức ngày 15 tháng 8 theo lịch âm. Vào ngày này, trăng tròn vành vạnh và sáng trưng, trẻ em, người lớn nô đùa, nói chuyện dưới ánh trăng thể hiện sự ấm áp, sum vầy cùng nhau. Tết trung thu của người Việt thường có nhiều điểm giống với các nước Đông Nam Á, cũng như Trung Quốc. Nhưng cũng có rất điểm khác biệt trong văn hóa đón Trung Thu của người Việt và người Hoa.

Trong ngày tết trung thu, người Việt thường tổ chức múa Sư tử hoặc múa lân, còn người Hoa lại không có phong tục này. Họ chỉ thường múa lân trong dịp tết Nguyên Đán. Cũng trong dịp trung thu, người Việt còn có phong tục mua trà, rượu, bánh để biếu ông bà bố mẹ, cúng tổ tiên.

Trung thu vào đúng ngày rằm âm lịch tháng 8 trăng sáng vành vạnh

Trung thu vào đúng ngày rằm âm lịch tháng 8 trăng sáng vành vạnh

Thời xưa người Việt còn thưởng tổ chức tục hát Trống Quân vào ngày Tết trung thu. Vào những đêm trăng rằm, trai gái cùng nhau hát điệu trống quân theo nhịp và đối đáp với nhau bằng những câu hát thắm tình. Người ta còn dùng những câu hát đối đáp với nhau trong đêm trung thu để tìm vợ, tìm chồng.

Vào đúng ngày rằm Tháng Tám âm lịch, người dân cả nước dù bận rộn đến đâu cũng cố gắng bày mâm ngũ quả, cúng tổ tiên và ngồi quây quần nói chuyện với nhau. Trước đây, ngày tết trung thu được coi là ngày lễ vui chơi của người lớn nhiều hơn để ngắm cảnh đẹp dưới ánh trăng, ăn bánh uống trà và nói chuyện cùng nhau. GIờ đây, dần dần tết trung thu đã mang ý nghĩa dành cho trẻ em nhiều hơn hay được coi như một ngày lễ tết của các em nhỏ.

Các em sẽ được vui chơi, ca hát và phá cỗ với mâm cỗ được bố mẹ, anh chị bày và chuẩn bị cho. Hiện nay, hoạt động vui chơi trung thu của các em nhỏ ngày càng đa dạng hơn với những món đồ chơi trung thu hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống của ngày hội Tết trung thu cổ truyền.

Hình ảnh trung thu của trẻ em trước đến nay

Ngoài ý nghĩa vui chơi trong ngày Tết thiếu nhi, đây còn là dịp để trẻ em học thêm được những phong tục tập quán của dân tộc và biết hướng về tổ tiên, ông bà với lòng biết ơn. Hình ảnh trẻ em khắp mọi nơi vui mừng đón tết trung thu đã trở nên quen thuộc trên khắp cả nước từ nhiều năm nay.

Chùng ta cùng ngắm nhìn hình ảnh trung thu của các em nhỏ từ trước tới nay, để thấy được không khí sum vầy, đầm ấm của các gia đình trong ngày lễ trung thu nhé.

Hình ảnh trẻ em đón Tết Trung Thu vừa giữ nguyên vừa có nhiều nét thay đổi trong nhiều năm 1

Hình ảnh trẻ em đón Tết Trung Thu vừa giữ nguyên vừa có nhiều nét thay đổi trong nhiều năm 2

Hình ảnh trẻ em đón Tết Trung Thu vừa giữ nguyên vừa có nhiều nét thay đổi trong nhiều năm

Bài hát trung thu được yêu thích nhất

Trong ngày Tết trung thu, khắp phố phường vang lên những bài hát Trung thu mà em nhỏ nào cũng thuộc và yêu thích. Các em được học bài hát Rước đèn Tháng Tám từ nhỏ và ngân nga hát ‘Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu’.

Ngoài bát hát trung thu phổ biến nhất ‘Rước đèn Tháng Tám’ còn có rất nhiều bài hát trung thu gắn liền với tuổi thơ của các em nhỏ. Những bài hát trung thu với giai điệu vui tươi và lời hát ý nghĩa gắn liền với thời thơ ấu của mọi trẻ em trên đất nước. Có thể kể đến những bài hát hay nhất về Tết Trung thu mà hầu như em nhỏ nào cũng thuộc như: Chiếc đèn ông sao, Rước đền trung thu, Vầng trăng cổ tích, Đêm trung thu, Lên thăm chú cuội, Ôi Ánh trăng vàng, Thằng Cuội…

Vừa rước đèn ông sao vừa hát bài hát trung thu là hình ảnh quen thuộc với trẻ em khắp cả nước

Vừa rước đèn ông sao vừa hát bài hát trung thu là hình ảnh quen thuộc với trẻ em khắp cả nước

Bài hát Chiếc đèn ông sao là một ca khúc thể hiện sự háo hức, phấn khởi chào đón ngày Tết trung thu được các em nhỏ rất yêu thích. Giai điệu vui tươi, nhí nhảnh cùng với điệu trống rộn ràng gắn với kỉ niệm tuổi thơ của bất kỳ em nhỏ nào. Lời bài hát dễ thuộc, dễ hát làm cho người lớn mỗi lần nghe thấy cũng nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ cùng chiếc đèn ông sao đủ màu sắc rực rỡ thân quen.

Ở nhiều nước Châu Á cũng có phong tục đón Tết Trung Thu

Ở nhiều nước Châu Á cũng có phong tục đón Tết Trung Thu

Ở các nước Châu Á nơi có ngày Tết trung thu, cũng có rất nhiều những bài hát về ngày tết trung thu mang những ý nghĩa đặc trưng của từng quốc gia. Những bài hát được hát trong ngày trung thu ở bất cứ quốc gia nào cũng có nét độc đáo riêng nhưng đều mang không khi vui nhộn, tươi vui.

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết trung thu 2016, hãy giành thời gian quây quần bên gia đình và tặng những món quà trung thu cho các em nhỏ cũng như người thân trong gia đình để giữ vững giá trị truyền thống tốt đẹp về ngày Tết Trung Thu của dân tộc ta từ bao đời nay.

Thảo luận bằng facebook