Toàn cảnh quy trình thi đại học, cao đẳng 2016 cần biết
Cũng giống như năm ngoái, năm 2016, Bộ giáo dục và đào tạo vẫn duy trì hình thức thi cải cách, gộp chung thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và thi đại học, cao đẳng - gọi chung là kỳ thi THPT quốc gia 2016. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ đợt thi trước, có một số điểm trong quy trình thi đại học, cao đẳng 2016 được thay đổi, yêu cầu các bạn học sinh cần phải nắm rõ. Dưới đây sẽ là toàn cảnh quy trình kỳ thi THPT quốc gia năm nay mà các bạn cần biết.
Giai đoạn 1: Đăng ký dự thi
Đây là giai đoạn đầu tiên để được xét tuyển thi tốt nghiệp và thi đại học, cao đẳng. Thời gian đăng ký sẽ diễn ra trong tháng từ bắt đầu từ ngày 01/4 đến hết ngày 30/4. Hồ sơ sẽ bao hồm 2 phiếu đăng ký dự thi, 1 bản chứng minh thư nhân dân phô tô, 2 ảnh 4 x 6, và một phong bì thư ghi rõ địa chỉ, họ tên người nhận.
Đăng ký dự thi đại học cao đẳng 2016
Đối tượng và điều kiện dự thi
- Người đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi
- Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp hoặc người chưa đậu tốt nghiệp các năm trước.
- Người đã tốt nghiệp THPT
- Người đã tốt nghiệp Trung Cấp
- Các thí sinh tự do (đối tượng khác được bộ GDĐT cho phép dự thi)
Để được dự thi, đối tượng dự thi không bị kỷ luật cấm thi, nộp đầy đủ giấy tờ lệ phí đúng thời gian quy đinh. Đối với thí sinh học hết chương trình phổ thông trong năm phải có hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, không bị học lực kém. Đối với người học Giáo dục thường xuyên không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thì không yêu cầu xếp lọai hạnh kiểm.
Ngoài ra, với cách thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT phải đảm bảo các điều kiện đã tốt nghiệp THCS. Trong trường hợp bị xếp học lực yếu ở lớp 12 các năm trước phải đăng ký và dự thi kiểm tra cuối năm tại nơi học hoặc nơi đăng ký.
Trường hợp không đủ điều kiện dự thi do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12 các năm trước, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương.
Môn thi
Khi làm hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh phải chọn mục đích thi là chỉ để tốt nghiệp trung học phổ thông hay để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Sau đó cần chọn các môn thi tự chọn để xét tuyển. Sẽ có 3 môn thi bắt buộc phải lựa chọn là Toán, Văn và Ngoại ngữ.
Đối với thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp: Đăng ký dự thi 4 môn thi tối thiểu, trong đó có 3 môn bắt buộc là Toán, Văn và Ngoại ngữ, cùng với 1 môn thi tự chọn trong các môn còn lại. Đối với các khu vực không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo được phép chọn môn thi khác thay thế.
Đối với thí sinh dự thi để tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại Học, Cao Đẳng: Sẽ phải thi 4 môn tối thiểu và đăng ký các môn khác để xét tuyển vào khối ngành tương ứng.
Các thí sinh phải chọn mục đích thi để xét tốt nghiệp hay xét đại học
Cụm thi
Trong năm nay, học sinh thi THPT quốc gia được lựa chọn cụm thi gần nhất để thuận tiện cho việc đi lại và hỗ trợ việc chấm thi nhanh hơn. Các thí sinh sẽ thi tại tỉnh thành sinh sống. Theo công văn của Bộ giáo dục đào tạo quyết định cho phép mỗi tỉnh thành phố tổ chức đồng thời 2 cụm thi. Trong đó:
- 1 cụm thi đại học do trường Đại học phối hợp sở GDĐT chủ trì, dành cho các thí sinh xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển đại học.
- 1 cụm thi tốt nghiệp, do sở GDĐT chủ trì, phối hợp với trường Đại Học dành cho các thí sinh xét công nhận tốt nghiệp.
Tuy nhiên, tùy theo tình hình cụ thể của các địa phương, có thể chỉ cần tổ chức 1 cụm thi. Theo thống kê hiện trên toàn quốc có 120 cụm thi trong đó 50 cụm thi tốt nghiệp và 70 cụm thi đại học.
Sau khi đã hoàn tất tất cả thông tin có trong hồ sơ dự thi sẽ nộp tại trường THPT đang học đối với thí sinh đang học lớp 12. Còn đối với thí sinh tự do, thì sẽ nộp tại địa điểm do các sở GDĐT quy định. Thời gian xét duyệt và nhận giấy báo dự thi chậm nhất là ngày 15/06/2016.
Giai đoạn 2: Dự thi
Theo văn bản quy chế tuyển sinh sửa đổi 2016, kỳ thi đại học, cao đẳng sẽ được diễn ra trên toàn quốc vào ngày mùng 1, 2, 3, 4 tháng 7 năm 2016. Ngày 30/06, các thí sinh phải có mặt trước 8h sáng tại địa điểm thi để làm thủ tục, nhận thẻ dự thi và đính chính các sai sót nếu có. Ở các cụm thi sẽ phải duy trì 50% cán bộ coi thi của trường đại học, mỗi phòng phải có 1 cán bộ coi thi và ½ giám sát phòng thi.
Các môn thi vẫn được giữ nguyên gồm 4 môn thi tự luận Toán, Văn, Lịch sử, Địa lý với tổng thời gian làm bài 180 phút, 3 môn thi trắc nghiệm gồm Vật Lý, Hóa học, Sinh học thời gian làm bài 90 phút. Riêng môn ngoại ngữ sẽ thi viết và trắc nghiệm với tổng thời gian làm bài là 90 phút.
Cụ thể môn thi và thời gian thi như sau:
Lịch thị THPT quốc gia 2016 – Bộ giáo dục |
|||||||
Buổi |
Thời gian làm |
Giờ phát đề |
Giờ bắt đầu làm bài |
01/7 |
02/07 |
03/07 |
04/07 |
Sáng |
180 phút |
7h25 |
7h30 |
Toán |
Ngữ văn |
Địa lý |
Lịch sử |
Chiều |
90 phút |
14h15 |
14h30 |
Ngoại ngữ |
Vật Lý |
Hóa học |
Sinh học |
Về đề thi sẽ cơ bản giống như các năm trước nhằm đánh giá năng lực của học sinh. Nội dung các câu hỏi đều nằm trong chương trình học phổ thông từ lớp 10, 11 và đặc biệt là lớp 12. Trong đề thi, có các câu hỏi mở, câu hỏi thực thực tế và có câu hỏi khó dễ khác nhau để phân loại học sinh xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
Các thí sinh cần kiểm tra thông tin tránh các sai sót
Giai đoạn 3: Công bố điểm thi đại học, cao đẳng 2016
Sau khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp thpt quốc gia 2016, các thí sinh sẽ chờ kết quả thi. Hạn chậm nhất cho các trường hoàn thành việc chấm điểm là trước ngày 20/7. Đến ngày 25/7 phải hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp. Và đến ngày 30/7, các thí sinh sẽ nhận được chứng nhận kết quả thi.
Điều kiện để đỗ tốt nghiệp là không có môn thi nào bị điểm 1 (điểm liệt) và có tổng điểm lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn của bộ đưa ra. Nếu thí sinh có một môn điểm 1 thì cũng sẽ không đỗ tốt nghiệp và không được xét tuyển vào đại học, cao đẳng 2016.
Giai đoạn 4: Xét tuyển đại học, cao đẳng
Sau khi hoàn thành kỳ thi quốc gia và đủ điểm đỗ tốt nghiệp, bắt đầu từ ngày 1/8 các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, cao đăng cần làm hồ sơ để xét tuyển.
a. Hồ sơ xét tuyển gồm:
- 1 phiếu đăng ký nguyện vọng vào các ngành và trường đại học
- Sử dụng mã được cấp trong giấy chứng nhận kết quả thi thpt quốc gia để xét tuyển
- Một phong bì dán tem, có ghi đầy đủ thông tin về họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
Thí sinh nộp đăng ký qua đường bưu điện, nộp trực tiếp tại trường nếu trường đó chấp nhận và được nộp trực tuyến. Đây là một phương án mới thuận lợi hơn cho các thí sinh, không phải mất thời gian hay tốn kém tài chính đi lại, chỉ cần ngồi ở nhà hay bất cứ chỗ nào có kết nối mạng là thí sinh có thể đăng ký xét tuyển.
b. Thời gian xét tuyển
Thời gian xét tuyển sẽ được chia làm nhiều đợt. Trong đó:
Đợt 1: Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 2 trường, mỗi trường tối đa 2 ngành xếp theo tứ tự ưu tiên. Đợt 1 xét tuyển sẽ kéo dài trong 12 ngày và thí sinh không được rút hồ sơ khi đã nộp. Thí sinh trúng tuyển đợt 1 sẽ không được đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo.
Đợt bổ sung: Sẽ có các đợt xét tuyển bổ sung cho các thi sinh không đỗ đợt 1. Mỗi thí sinh đăng ký tối đa 3 trường và mỗi trường cũng được đăng ký tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên. Như vậy, mỗi thí sinh sẽ có tối đa 6 nguyện vọng và cũng tương tự đợt 1, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và rút hồ sơ trong thời gian xét tuyển nếu đã trúng tuyển ngành 1 sẽ không được xét các ngành tiếp theo.
Các thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và rút hồ sơ trong quá trình xét tuyển
Do năm nay thí sinh có nhiều sự lựa chọn, và có thể trúng tuyển ở nhiều trường nên số lượng thí sinh ảo cũng sẽ tăng lên. Chính vì vậy, Bộ giáo dục & đào tạo đã đưa ra quy định là thí sinh phải xác nhận học tại trường nào ngay sau khi công bố kết quả trúng tuyển. Nếu thí sinh không nộp thì kết quả sẽ không được công nhận.
Ngoài các quy định trên, năm nay, bộ giáo dục và đào tạo cũng thay đổi nhiều quy định sửa đổi bổ sung liên quan đến các chỉ tiêu phương thức xét tuyển cho các trường, thay đổi siết chặt các chính sách ưu tiên để tránh tường hợp gian lận cộng điểm. Năm 2016, các thí sinh cũng sẽ được làm tròn điểm đến 0,25, sẽ không có điểm sàn cho hệ cao đẳng mà lấy cùng kết quả với điểm chuẩn tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó, còn nhiều quy định riêng về xét tuyển của các trường và theo nhóm trường. Những thông tin này sẽ được Megamart cập nhật trong các bài viết tiếp theo.
Trên đây là toàn cảnh quy trình thi đại học, cao đẳng 2016. Năm nay, Bộ đã có nhiều thay đổi cải cách, nhằm hỗ trợ tối đa cho các thí sinh và tránh trường hợp như “ong vỡ tổ” năm ngoái. Các bậc phụ huynh và các thí sinh cần theo dõi đầy đủ thông tin để nắm rõ các quy định và tránh trường hợp không đáng có.
Chúc các sĩ tử có kỳ thi bình an và đạt kết quả tốt nhất!