blog

Người Châu Âu chọn đồ chơi cho con thế nào?

24/06/2016 trong Tư vấn

Đồ chơi đóng góp vào sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ và chơi đồ chơi là một phần thiết yếu của sự trưởng thành. Vì vậy, hiện nay các bậc phụ huynh đều rất quan tâm đến việc mua sắm và lựa chọn đồ chơi an toàn cho con em mình. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia và mỗi châu lục quan niệm và cách chọn đồ chơi là khác nhau. Nếu bạn đang thắc mắc người châu âu chọn đồ chơi cho con như thế nào? Hãy tham khảo những thông tin thú vị dưới đây của Megamart nhé.

Luật pháp Châu Âu về đồ chơi

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các quy định đồ chơi của EU đưa ra, để có thể thấy ngay sự khác biệt giữa EU và các châu lục khác.

Các quy định về đồ chơi trẻ em của EU luôn rất khắt khe

Các quy định về đồ chơi trẻ em của EU luôn rất khắt khe

Luật pháp EU về đồ chơi cho trẻ em nằm trong số những luật khắt khe nhất trên thế giới, đặc biệt là vấn đề liên quan đến việc sử dụng các hóa chất, nhằm mục đích đảm bảo đồ chơi an toàn. Tất cả các thương hiệu đồ chơi khi được nhập vào Châu Âu luôn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn an toàn mới có thể bán trên thị trường EU. Các yêu cầu cần thiết bao gồm không gây ra các:

  • Rủi ro chung: về sức khỏe và sự an toàn của trẻ em cũng như cha mẹ hoặc người chăm sóc.
  • Rủi ro đặc biệt: về thể chất, cơ khí, cháy nổ, hóa chất, điện, vệ sinh, phóng xạ…

Ngoài ra, còn một số yêu cầu khắt khe hơn về các chất hóa học theo chỉ thị an toàn đồ chơi 2009/48/EC có hiệu lực từ ngày 20/7/2011

  • Không được bán hóa chất có thể gây ung thư, thay đổi gen di truyền, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc gây nguy hiểm cho thai nhi
  • 19 nguyên tố nặng như thủy ngân, cadmium cũng không được phép vượt quá ngưỡng có trong đồ chơi
  • 55 loại nước hoa gây dị ứng cũng đã bị cấm

Với các yêu cầu trên, để được bán đồ chơi tại Châu Âu, các nhà sản xuất phải chứng minh được sự phù hợp bằng cách tự kiểm tra theo các tiêu chuẩn châu âu hoặc được xác định từ một bên thứ 3 uy tín là đáp ứng yêu cầu. Tất cả đồ chơi được bán ở EU phải mang dấu CE.

Các loại đồ chơi Trung Quốc thường xuất hiện nhiều vấn đề liên quan tới an toàn

Các loại đồ chơi Trung Quốc thường xuất hiện nhiều vấn đề liên quan tới an toàn

Ngoài các quy định rạch ròi về an toàn đồ chơi, tại Châu Âu, ủy ban các nước thành viên EU luôn làm việc với nhau để loại bỏ mặt hàng không an toàn ra khỏi thị trường. Luôn có hệ thống báo nhanh các vấn đề về sản phẩm giữa cơ quan bảo vệ và người tiêu dùng, để có các cuộc điều tra, giải quyết vấn đề với các nhà sản xuất. Cũng theo thống kê cho thấy, đồ chơi Trung Quốc là nhập khẩu nhiều nhất và cũng hay nảy sinh vấn đề nhất tại Châu Âu.

Người Châu Âu chọn đồ chơi cho con như thế nào

Có thể thấy với các quy định và chính sách bảo vệ trên, người Châu Âu cũng có quan niệm khác hơn về cách mua sắm và lựa chọn đồ chơi cho con mình. Người Châu Âu thường:

Người Châu Âu luôn ưu tiên đồ chơi chính hãng để mua cho con

Luôn ưu tiên đồ chơi chính hãng, an toàn

Bố mẹ Âu luôn tìm các loại đồ chơi chính hãng đảm bảo an toàn để cho con vui chơi. Với mức sống cao hơn các khu vực khác cộng với sự hiểu biết và quan niệm về đồ chơi, các bậc phụ huynh tại các nước như Anh, Đức, Pháp, Ý... thường lựa chọn đồ chơi an toàn đến từ các thương hiệu lớn. Khi đi mua sắm đồ chơi, người châu âu cũng thường có suy nghĩ rằng, đồ chơi bằng vải thì phải được dán nhãn chống cháy, đồ chơi nhồi bông thì có thể giặt được, đồ chơi nhựa thì phải làm từ nhựa an toàn, đồ chơi sơn phải được phủ bằng sơn không chì, các loại bút chì màu thì trên bao bì phải có đánh giá của hiệp hội kiểm định. Ngoài ra, đồ chơi cần theo đúng độ tuổi cũng được đặc biệt chú ý.

Đơn giản hóa đồ chơi

Bố mẹ Âu cũng không quá quan trọng việc mua ít hay nhiều đồ chơi cho con. Thậm chí còn có quan niệm cho rằng càng ít đồ chơi trẻ càng thông minh hơn. Khi bé có ít sự lựa chọn đồ chơi và đã chán với cách chơi đơn giản, thì trẻ sẽ càng nghĩ ra những cách chơi mới. Hay sách truyện cũng vậy đọc đi đọc lại sẽ càng khiến bé ngấm hơn, từ đó ghi nhớ lâu và phát triển trí thông minh.

Không cần quá nhiều đồ chơi để con thông minh

Đồ chơi có thể tái mục đích, tái sử dụng:

Bên cạnh việc tìm mua đồ chơi không độc hại hay ít đồ chơi, thì các gia đình ở Châu Âu cũng thường thích mua đồ chơi có thể tái mục đích và tái sử dụng. Các loại đồ chơi chất lượng cao, có thể chơi kéo dài trong nhiều năm thậm chí truyền từ đời này sang đời khác như đồ chơi xếp hình Lego sẽ rất được ưa chuộng ở các quốc gia này.

Lựa chọn đồ chơi có kết thúc mở

Các mặt hàng đồ chơi khuyến khích sự sáng tạo, trí tưởng tượng, không bị bó khuôn trong 1 kiểu chơi sẽ là dòng đồ chơi được ưu tiên lựa chọn. Những sản phẩm đồ chơi này luôn mang đến cho trẻ những ý tưởng sáng tạo mới để vui chơi an toàn bổ ích. Chính vì vậy, doanh số bán hàng của Lego, Hot Wheels hay búp chì màu Crayola, Barbie … tại Châu Âu là khá cao.

Loại đồ chơi xếp hình thiết kế mở thường được lựa chọn

Bố mẹ âu rất quan tâm đến việc đọc nhãn hiệu

Loại đồ chơi này được làm bằng gì? Nó đến từ đâu? Các cách chơi? Hạn sử dụng? Quy định độ tuổi? Phù hợp với bé trai hay bé gái? Sẽ là những thông tin mà bố mẹ rất quan tâm. Đây cũng là điều đáng học hỏi bởi nhiều ông bố bà mẹ Việt thường không để ý nhiều đến việc đọc các thông tin trên sản phẩm, mà thường chú ý đến giá cả. Điều này khiến cho việc mua nhầm sản phẩm, mua đồ chơi không đúng độ tuổi và nguy hiểm hơn là đồ chơi không an toàn.

Kiểm tra thông tin trên sản phẩm đồ chơi cho trẻ

Ngoài ra, các loại đồ chơi trang sức, mỹ phẩm sẽ không được ông bố bà mẹ trời âu lựa chọn để làm đồ chơi cho con. Bởi các sản phẩm này thường có hàm lượng chì cao và không tốt cho sự phát triển của bé.

Tất nhiên ở mỗi quốc gia, bố mẹ sẽ có nhiều phương pháp dạy con khác nhau, tùy vào hoàn cảnh, văn hóa để lựa chọn cho phù hợp. Trên đây là một số bí quyết mà người châu âu chọn đồ chơi cho con. Các bạn có thể tham khảo, tìm ra những ghi chú thú vị cho mình để biết cách tìm và mua đồ chơi. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên chọn đồ chơi nào, hãy đến với Thế giới đồ chơi chính hãng Megamart ngay hôm nay để chọn mua đồ chơi chính hãng an toàn và đa dạng sản phẩm cho bé yêu nhé.

Thảo luận bằng facebook