Cách kỷ luật bé phù hợp theo từng độ tuổi (0-2 tuổi)
Nếu con làm đổ sữa ra bàn hay thức ăn ra bàn, hoặc làm vỡ cốc vỡ chén, nhiều bố mẹ không kiềm chế được thường đánh mắng con mà quên mất rằng việc xử phạt con cũng cần có những cách khéo léo để con ngoan và nghe lời. Cùng tham khảo Cách kỷ luật bé phù hợp theo từng độ tuổi (0-2 tuổi) để có được phương pháp nuôi dạy con tốt nhất nhé.
- Nên mua quà gì tặng trẻ con ý nghĩa nhất?
- 16 dấu hiệu bạn đang quá nghiêm khắc với con của mình
- 21 mẹo hay giúp mẹ hạn chế quát mắng con
Khi nuôi dạy và giáo dục con cái, có hàng trăm hàng nghìn điều mà mỗi bố mẹ đều băn khoăn trăn trở phải làm như thế nào mới đúng và tốt nhất cho con. Và vấn đề khi nào nên dùng hình phạt với trẻ và xử lý như thế nào để trẻ ngoan hơn và không tái phạm lại những lỗi đã gặp phải cũng là một vấn đề nan giải với nhiều phụ huynh khi dạy bảo con nên người. Ngay từ lần đầu bé mắc phải sai lầm, nếu bố mẹ tìm ra cách dùng hình phạt vừa nghiêm khắc vừa ảnh hưởng tốt cho tâm lý của bé sẽ giúp bé không những không lặp lại những sai lầm đó nữa mà còn hiểu rõ những tác hại cũng như vì sao không nên làm như vậy.
Trẻ mắc lỗi hay vi phạm quy tắc là điều bình thường xảy ra ở mọi đứa trẻ
Chẳng hạn như với những trẻ đã bắt đầu biết nhận thức về mọi vật xung quanh khi trẻ mắc những lỗi như nói dối hay đánh bạn thì bố mẹ sẽ giải quyết như thế nào? Và đối với trẻ nhỏ hơn, khi bé mới 1 tuổi mà bạn muốn bé phải biết nghe theo lời bạn là không lại gần những chỗ nguy hiểm trong nhà như ổ điện, vật sắc nhọn thì phải làm thế nào?
Bố mẹ cần đặt ra kỷ luật và quy tắc để lần sau trẻ không mắc sai phạm nữa
Mỗi độ tuổi bé sẽ có những nhận thức và bày tỏ sự không vâng lời khác nhau, vì vậy bố mẹ cần học cách để dạy bảo trẻ đúng cách và lần sau trẻ sẽ không dám mắc những sai lầm đó nữa vì sợ bố mẹ sẽ phạt. Tuy nhiên, cần chú ý một điều là việc dùng đòn roi không bao giờ được khuyến khích mà mọi bố mẹ không nên áp đặt với con mình. Tùy theo tính cách và tâm lý của mỗi đứa trẻ, bố mẹ có thể có rất nhiều cách khác nhau để dạy bảo con và phù hợp với sự trưởng thành của con mình.
Tuyệt đối không bao giờ dùng những hành vi bạo hành với trẻ nhỏ
Dù tuổi của con mình còn nhỏ hay đã lớn, điều quan trọng nhất đó là cần phải có những hình thức phạt và răn dạy trẻ phù hợp khi áp dụng hình thức kỷ luật cho con. Nếu cha mẹ không nghiêm khắc dạy bảo những quy tắc cơ bản mà trẻ phải nghe lời ngay từ đầu thì sau này hậu quả sẽ là sẽ khó khiến trẻ nghe theo và và hậu quả là trẻ sẽ tự ý làm theo ý mình mà không sợ bố mẹ phạt hoặc đã quá chai lì với đòn roi.
Dưới đây là một vài gợi ý về những hình phạt bố mẹ có thể áp dụng cho từng độ tuổi của bé mà bố mẹ có thể tham khảo để tìm ra cách xử phạt con phù hợp nhất với gia đình bạn.
Lứa tuổi 0-2 tuổi
Trong giai đoạn đầu đời của mình, trẻ sẽ chưa có nhận thức rõ ràng về những việc làm và hành động của bản thân nên bố mẹ cần phải luôn luôn giám sát và có những thái độ ban đầu tỏ sự không đồng ý để trẻ có thể nhận biết được là sẽ không nên làm gì. Như tất cả các ông bố bà mẹ đều đã biết, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường rất tò mò về mọi thứ xung quanh mình. Vì vậy, trẻ sẽ rất dễ cầm và ném tất cả những vật gì trong tầm tay một cách không thương tiếc. Và với trẻ, mọi thứ trong tầm nắm, đặc biệt là những vật mới lạ, hình thù bắt mắt có rất nhiều cám dỗ và không hiểu được đâu là những thứ không được cầm vào.
Trẻ 0-2 tuổi còn chưa nhận thức rõ về hành vị của mình
Bởi vậy, bố mẹ nên để bé tránh xa khỏi những thứ mà không muốn bé thấy và cầm ném, giống như là điện thoại, điều khiển TV, đồ trang sức, và đặc biệt là các loại thuốc cũng cần được giữ ngoài tầm với của trẻ. Khi thấy bé có dấu hiệu bò đến một khu vực nguy hiểm không được phép hoặc lại gần những thứ nguy hiểm bé tưởng là đồ chơi thì bố mẹ hãy nhẹ nhàng nói “Không” với trẻ và cần phải bế trẻ ra khỏi khu vực đó hoặc thu hút bé vào một hoạt động khác.
Bố mẹ nên dạy bảo nhẹ nhàng và có hình phạt phù hợp với từng lỗi của trẻ
Ở độ tuổi này, chính bởi bé chưa nhận thức được nhiều, nên hình thức kỉ luật hiệu quả nhất chính là sử dụng hình phạt “timeout” chính là áp dụng kỷ luật bắt ở yên một chỗ trong một khoảng thời gian dành cho trẻ.
Timeout có thể sẽ là hình thức kỷ luật hiệu quả cho trẻ bởi trẻ sẽ hiểu được khi không được làm theo ý mình mà phải ở yên tại chỗ, có thể là trên ghế hoặc giường trong 1 đến 2 phút có nghĩa là bé đang bị phát. Một đứa trẻ khi đã bị đánh, tét vào mông ở độ tuổi này sẽ là một sai lầm lớn mà bố mẹ không nên áp dụng.
Ở tuổi này, bố mẹ không nên đánh con dù chỉ là tét mông bé
Ví dụ, nếu được bố mẹ cho biết lý do tại sao hành vi của trẻ là không được chấp nhận và đưa tới một khu vực được chỉ định trong một khoảng thời gian chờ đợi, bé sẽ dần thích nghi và hiểu được mình đang bị “phạt” vì làm sai. Chú ý là nếu thời gian chờ đợi lâu hơn sẽ không có hiệu quả cho trẻ bởi thời gian 1-2 phút cho trẻ ở độ tuổi này là hợp lý để trẻ bình tĩnh lại và hiểu được điều bố mẹ phạt.
Nên dạy bảo trẻ đâu là đúng đâu là sai để trẻ biết không nên làm gì
Điều quan trọng bố mẹ nên nhớ là không được đánh, tét vào mông trẻ nhất là hành vi tát hoặc đá một đứa trẻ ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có một điểm cần chú ý đặc biệt là bé không thể hiểu được bất kỳ mối liên hệ nào giữa hành vi của mình và sự trừng phạt của bố mẹ trên cơ thể chúng. Vì vậy, trẻ sẽ chỉ cảm nhận được những nỗi đau sau mỗi lần bị đánh mà không hiểu được sâu xa về hành động sai của mình.
Hình phạt với trẻ ở tuổi này là bố mẹ có thể áp dụng hình thức "time out"
Và bạn cũng đừng quên rằng ở độ tuổi này trẻ em học hỏi mọi điều bằng cách quan sát người lớn, đặc biệt là cha mẹ của mình. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng hành vi của bạn là then chốt và như một hình mẫu cho con cái của bạn. Bạn sẽ tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ cho tâm trí của con hơn bằng cách cất gọn đồ của mình và tự thu dọn chúng sau khi dùng xong. Chứ không phải là chỉ ra lệnh cho con của bạn phải nhặt đồ chơi cất đi trong khi bạn đang bày bừa mọi thứ xung quanh.
Hãy luôn là tấm gương sáng cho con cái noi theo
Những đứa trẻ từ khi mới sinh ra đều như những tờ giấy trắng nên vẽ gì hay viết gì lên đó cũng là do bố mẹ, những người gắn bó nhiều nhất với bé và là tấm gương để mỗi trẻ nhỏ nhìn vào và học theo. Hãy luôn là tấm gương sáng cho con mình noi theo và dù có phạt con hay thương con nhiều đi chăng nữa cũng cần có những hình thức phạt bé phù hợp để không ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành tính cách của bé.