blog

Người Nhật dạy con thông minh như thế nào? (0 - 3 tháng tuổi)

23/02/2015 trong Cách dạy con của người Nhật

Người Nhật vốn nổi tiếng là giáo dục con cái theo đúng nề nếp, truyền thống, coi trọng chất xám, nếu ở Việt Nam giai đoạn trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi mọi hình thức giáo dục vẫn ở mức sơ khai, không có định hướng, thậm chí còn xuề xòa coi nhẹ thì ở Nhật với độ tuổi này, họ đã có những kế hoạch phát triển cho trẻ một cách toàn diện. Chính vì sự bài bản và hiệu quả đó mà dần dần không ít những ông bố , bà mẹ Việt đã bắt đầu quan tâm hơn đến cách dạy con kiểu Nhật ra sao rồi. Vậy hôm nay Megamart sẽ cùng các bạn khám phá họ làm thế nào nhé !

Cách dạy con của người Nhật ở giai đoạn trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi là thời điểm trẻ có thể tiếp thu mạnh mẽ nhất, với 5 giác quan :

Thị giác

Đồ chơi treo kích thích thị giác của bé tập trung

Đồ chơi treo kích thích thị giác của bé tập trung

Ở giường nơi bé nằm nên chuẩn bị những loại đồ chơi trẻ em từ 0 – 3 tháng tuổi treo lơ lửng trong giường bé, xung quanh giường bé nên dán những bức tranh phong cảnh, với những sắc thái thực sự phong phú, kệ sách và giá quanh tường bày biện những món đồ chơi đầy màu sắc tươi sáng hay những khối đồ chơi xếp hình, lắp ráp, hình khối,… cũng đều làm kích thích khả năng quan sát của bé.

Bao bọc bé trong không gian đầy sắc thái phong phú và đa dạng

Bao bọc bé trong không gian đầy sắc thái phong phú và đa dạng

Đối với những bé dưới 1 tuổi, nhất là bé mới sinh thì hệ thần kinh thị giác chưa phát triển hoàn chỉnh nên bé chưa phân biệt được các loại màu sắc đỏ, xanh, cam, vàng,… vì thế các mẹ nên tập cho bé khả năng tập trung cao độ bằng việc cho bé nhìn 3 phút mỗi ngày  hình kẻ caro đen trắng. Cứ đều đặn như vậy thì khả năng tập trung của bé sẽ tăng lên đến 60 – 90 giây đấy, khi bé rèn luyện được sự tập trung thì bạn đã giúp bé xây dựng được nèn móng vững chắc cho việc học tập, nghiên cứu sau này của bé.

Làm quen với bảng chữ cái từ khi lọt lòng giúp bé hứng thú với chữ hơn

Làm quen với bảng chữ cái từ khi lọt lòng giúp bé hứng thú với chữ hơn

Làm quen với các bảng chữ cái hay đồ chơi giúp bé học chữ cái từ khi lọt lòng sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú cho việc học tập sau này. Vì thế bạn nên dán bảng chữ cái gần giường – chỗ bé dễ dàng quan sát nhất, chữ cái bạn nên lựa chọn loại chữ to, in đỏ, rõ ràng. Thường xuyên cho bé đến gần bảng chữ cái kích thích khả năng quan sát của bé, mỗi ngày 2 đến 3 lần, cứ lặp đi lặp lại như vậy sẽ giúp bé có một thói quen tốt, thích thú với những ô chữ hơn.

Thính giác

Hãy chọn lọc cho bé nghe mỗi lần 15 phút, mỗi ngày khoảng 2 lần những bản nhạc nhẹ nhàng, âm lượng không quá lớn sẽ giúp bé nhận biết được nhịp điệu một cách tốt nhất. Tuy nhiên, không nên để bé nghe băng hay đĩa CD trong thời gian dài, điều này làm bé sẽ bị quen và thích tiếng trong nhạc hơn là đời thực bên ngoài và bé sẽ ít có cơ hội biểu hiện cảm xúc với tiếng nói thực của mẹ đẻ.

Đồ chơi âm nhạc cũng làm tăng khả năng thính giác của bé

Đồ chơi âm nhạc cũng làm tăng khả năng thính giác của bé

Ngoài việc cho bé nghe đài, CD các mẹ cũng có thể lựa chọn cho con những loại đồ chơi âm nhạc phát ra tiếng như xúc xắc, gấu bông hát, đàn bấm, còi thổi,… vừa chơi vừa rèn luyện cho bé cũng không phải ý kiến tồi đâu.

Người Nhật dạy con thông minh như thế nào ? (0 – 3 tháng tuổi) 5

Âm nhạc giúp bé phát triển việc nhận biết âm thanh một cách nhạy bén nhất

Việc nắm bắt nhịp điệu làm cho bé có thể phân tách được từng loại âm thanh một cách nhạy bén nhất. Mẹ nên dành thời gian chơi với con, khi con nghe nhạc nên để con đứng trên đầu gối mình, tay giữ nách để bé tập tênh trên đầu gối theo điệu nhạc mà bé đang nghe, tạo cho bé sự thích thú không bị nhàm chán.

Nhạc cũng là một cách hay để bé phát triển thính giác nhưng quan trọng vẫn là việc giao tiếp của mọi người xung quanh với bé khi mới lọt lòng, mẹ nên nói chuyện với con nhiều hơn để tăng tính tương tác với bé. Những câu đơn giản trong những hoàn cảnh đơn giản đôi khi lại giúp bé nhiều hơn trong quá trình phát triển của mình, khi mẹ cho con bú, tắm cho bé hay thậm chí thay tã cho con hãy nói với con những câu nói nhẹ nhàng như tâm sự “ con ah, mẹ thay tã lót cho con nhé, mẹ gội đầu cho con để con đẹp trai hơn nhé,…” Vô vàn những cơ hội mẹ có thể giao tiếp cho bé, vừa để bé phát triển thính giác vừa dạy bé những điều nhỏ nhỏ ban đầu.

Xúc giác

Từ khi lọt lòng, mặc dù chưa nói được nhưng bé đã bắt đầu ghi nhớ những điều mắt thấy tau nghe, hình thành nên những nếp tư duy sơ khai trong não bộ rồi. Khi bú sữa, bé bắt đầu được thực hành bài học đầu tiên về xúc giác rồi đấy, bé lần lần tìm ti mẹ, ngậm miệng vào ti và mút sữa rất chuyên nghiệp và bé tiến bộ từng ngày. Lúc đầu bé còn có những bỡ ngỡ khi thì dập mũi khi thì dập cằm mới tìm được ti mẹ nhưng bé tự điều chỉnh rất nhanh.

Mẹ cũng nên tạo những hành động khác để bé có những phản xạ nhanh nhạy hơn như cho đầu ti chạm vào những vị trí khác như hàm trên, dưới, má phải, má trái, cằm. Không chỉ vậy, mẹ còn có thể dùng ngón tay hoặc ống hút cọ nhẹ hàm trên, dưới để bé phân biệt được khi liếm cắt những vật này khác với ti như thế nào nhé.

Bú sữa mẹ là bài học xúc giác đầu tiên của bé

Bú sữa mẹ là bài học xúc giác đầu tiên của bé

Vị giác

Thấm 1 ít nước nguội có các vị ngọt, mặn, chua vào chiếc khăn xô, cho bé nếm từng vị một để bé có những cảm nhận ban đầu về các vị, kích hoạt vị giác tốt lắm đấy các mẹ.

Lực nắm

Đồ chơi màu sắc sặc sỡ kích thích bé cầm nắm tốt hơn

Đồ chơi màu sắc sặc sỡ kích thích bé cầm nắm tốt hơn

Hãy chuẩn bị cho bé những loại đồ chơi có kích thước vừa phải, màu sắc sặc sỡ, đủ màu sẽ kích thích bé cầm nắm mà không biết chán đấy. Tuy nhiên, việc bé còn nhỏ nên bị dị ứng với đồ chơi khi bé cầm, ngậm là việc bố mẹ nên lưu ý, nên lựa chọn cho con những loại đồ chơi chính hãng, đồ chơi an toàn của những thương hiệu lớn nổi tiếng, tránh mua phải những loại hàng trôi nổi ngoài chợ không rõ nguồn gốc – ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé cầm nắm ngón tay của mẹ, bé sẽ rất nhanh nhẹn khi mẹ dạy con để con nắm vật chắc chắn hơn. Khi còn nhỏ, bé có khả năng cầm nắm rất tốt nhưng khả năng này lại biến mất khá nhanh nên bạn phải luyện tập cho bé thường xuyên ngay từ khi bé chào đời nhé.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ phải đặc biệt lưu ý khi luyện tập cho con cầm nắm thì phải luôn theo sát con để tránh những đồ vật rơi, quệt vào bé làm bé bị thương lại trở thành tai nạn.

Khứu giác

Ngửi hương thơm của hoa cũng là một cách để kích thích khứu giác của bé, cố gắng cho bé ngửi thật nhiều loại mùi khác nhau thì khứu giác của bé sẽ phát triển tốt.

Mong rằng những kinh nghiệm đã được những bà mẹ Nhật áp dụng thành công sẽ giúp cho các mẹ có những kế hoạch giáo dục con cái hợp lý để bé phát triển ngay từ khi còn nhỏ.

Bài viết cùng chủ đề :

Thảo luận bằng facebook