blog

Người Nhật dạy con thông minh như thế nào? (3 - 4 tuổi)

07/03/2015 trong Cách dạy con của người Nhật

Có 2 điểm cơ bản nhất ở trẻ 3 – 4 tuổi mà bố mẹ cần phải chú ý và phát huy nếu muốn con thông minh đó là: Tư duy và tự lập 50%. Những điểm này sẽ thể hiện rõ nhất qua quá trình phát triển ngôn ngữ, chơi thông minh và hình thành tính cách của trẻ. Khi bé bước vào giai đoạn 3 tuổi, điểm đáng lưu í nhất là việc giáo dục trí thông minh cho trẻ hướng tới phát triển tư duy hơn là dạy trẻ ghi nhớ như thông thường. Phương pháp giáo dục trẻ của người Nhật khác với giai đoạn 2 tuổi chính ở điểm này. Bởi lên 3 tuổi, não bộ của bé đang phát triển vượt bậc để tự suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn và thích bắt chước những hành động của người lớn.

Dạy trẻ 3 tuổi bắt đầu biết tư duy và suy nghĩ

Kiểu giáo dục của Nhật cho trẻ 3 – 4 tuổi chính là chuyển sang cách dạy trẻ phải biết tự suy nghĩ. Bố mẹ nên biết rằng, 3 tuổi não bộ của bé đang ở trong giai đoạn phát triển nhiều nhất và các tế bào thần kinh cũng bắt đầu được vận dụng tối đa để trẻ có thể tự có những suy nghĩ của riêng mình. Càng tư duy và suy nghĩ nhiều ở tuổi này, khả năng sáng tạo của trẻ sẽ càng được phát huy một cách tối đa khi lớn hơn ở những giai đoạn phát triển sau.

Trẻ bước vào giai đoạn 3-4 tuổi đã có thể tư duy và suy nghĩ nhiều hơn

Trẻ bước vào giai đoạn 3-4 tuổi đã có thể tư duy và suy nghĩ nhiều hơn

Tiến sĩ tâm lí học E.P.Trans thuộc trường đại học Giogia- Mỹ đã nói rằng “Năng lực tư duy bắt đầu phát triển khi trẻ lên 3, trong độ tuổi 4 đến 4 tuổi rưỡi đạt đến đỉnh cao nhất và đến 5 tuổi thì suy yếu đi rất nhanh.” Chính vì vậy, bố mẹ nên tận dụng thời điểm này để tạo cho trẻ những cơ hội phát triển nổi trội nhờ khả năng biết tư duy và suy nghĩ logic. Để nâng cao khả năng tư duy của trẻ ngay từ nhỏ thì độ tuổi 3 – 4 tuổi là quan trọng nhất. Và nếu được dạy bảo đúng cách về phát triển tư duy ở giai đoạn này thì trẻ sẽ trở thành người có đầu óc sáng tạo rất tốt.

Bố mẹ nên hướng cho trẻ thể hiện sự sáng tạo hơn là chỉ ghi nhớ và làm theo như khi 2-3 tuổi

Bố mẹ nên hướng cho trẻ thể hiện sự sáng tạo hơn là chỉ ghi nhớ và làm theo như khi 2-3 tuổi

Vậy làm thế nào để dạy trẻ biết tư duy và có khả năng vận dụng những suy nghĩ một cách tư duy và sáng tạo? Chúng ta đều biết rằng suy nghĩ của mỗi người khó có thể nắm bắt và điều khiển được, nhưng việc giáo dục bằng những công việc cụ thể để hướng cho trẻ biết cách tư duy logic và thông minh là hoàn toàn có thể làm được. Có thể nói rằng việc tác động lên trí não và khả năng tư duy của trẻ ở giai đoạn này sẽ quyết định rất lớn đến không chỉ thái độ trong học tập sau này mà còn ảnh hưởng đến những suy nghĩ của trẻ về mọi điều trong cuộc sống.

Dạy trẻ biết chơi thông minh

Vào thời kì này, cho trẻ chơi những trò chơi phát triển tư duy thông minh là hữu ích và quan trọng nhất. Bố mẹ cần biết một điều rằng, cho đến thời điểm này, càng cho trẻ chơi nhiều những trò chơi tư duy, phải suy nghĩ, tìm tòi thì càng khiến cho trẻ có thể trở thành người có chỉ số thông minh cao và tư duy sáng tạo được. Đến tuổi này, những đồ chơi trẻ em không chỉ đơn thuần là đồ chơi nhấn nút phát nhạc hay những chiếc ô tô, con vật, phương tiện giao thông tự chạy bằng pin nữa, mà đòi hỏi cần phải có những đồ chơi thông minh phù hợp hơn. Đồ chơi thích hợp cho độ tuổi này là những món đồ chơi mà trẻ phải tự suy nghĩ, tự lắp ghép và phát minh ra những chi tiết thú vị mới mẻ trong trò chơi. Ví dụ như bố mẹ có thể mua cho bé bộ đồ chơi xếp hình lắp ghép dành cho bé từ 3-5 tuổi của thương hiệu Lego nổi tiếng với nhiều chủ đề lắp ráp được nhiều bé yêu thích như Lego CityLego FriendsLego Duplo… Đây là loại đồ chơi rất bổ ích với các bé, vừa tăng khả năng sáng tạo và tư duy, vừa cuốn hút và làm bé thích thú.

Cho bé chơi những trò chơi thông minh như xếp hình, lắp ghép để tư duy nhiều hơn

Cho bé chơi những trò chơi thông minh như xếp hình, lắp ghép để tư duy nhiều hơn

Không những tư duy não bộ thông minh, các bé trong thời kì 3-4 tuổi còn phát triển khả năng tư duy của mình qua những kĩ thuật sử dụng và điều khiển các giác quan của bản thân một cách vượt bậc so với những giai đoạn trước. Bố mẹ nên hướng dẫn bé những động tác đơn giản và phát triển độ khó lên dần với việc dùng đầu ngón tay nhiều hơn. Những việc tốt cho điều này đó là gấp giấy, dùng kéo cắt, dán giấy bằng hồ dán, dạy trẻ cách thắt nút, cài khuy áo, buộc dây giày… Tất cả những việc này sẽ không chỉ có tác dụng rèn luyện sự khéo léo của bé mà còn thúc đẩy khả năng suy nghĩ và tư duy của trẻ. Bé sẽ cố gắng hết mức để làm được một việc gì đó với sự khéo léo, tỉ mỉ của mình và điều đó được so sánh ngang bằng với tăng mức độ thông minh trong tư duy của trẻ. Ngược lại, những trẻ không điều khiển tay thuần thục và khéo léo tương lai sẽ trở thành người vụng về và không phát triển hết khả năng tư duy thông minh được. Những việc mà bố mẹ nào cũng cần dạy cho trẻ ở độ tuổi này là tự cầm đũa ăn, tự cởi mặc quần áo, và thêm một số hoạt động nên dạy bé có thể làm tốt là đạp xe 3 bánh, vẽ tranh, bơi lội, chơi nhạc cụ… để tăng khả năng tư duy cho trẻ nhiều hơn.

Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ nhờ nói chuyện với bé nhiều hơn

Ở tuổi này, bé đang tò mò về mọi thứ xung quanh mình và muốn khám phá những điều mới lạ mà bé chưa biết đến, chưa hiểu được và có vô vàn thắc mắc muốn bố mẹ giải đáp. Nếu cha mẹ lơ là và không quan tâm đến những câu hỏi của bé thì sẽ làm thui chột ý muốn học hỏi, tư duy sáng tạo bước đầu ở giai đoạn mầm non của trẻ. Nhiều bố mẹ thì lại hay áp đặt suy nghĩ cho trẻ, bắt buộc trẻ phải học theo sách vở, lý thuyết và không được làm khác đi. Đây cũng là việc làm trẻ không phát triển được hết khả năng tư duy sẵn có của trẻ và lâu dần, những ý thức muốn tích cực sáng tạo cũng biến mất theo thời gian và khó có thể trở nên thông minh, sáng tạo.

Bố mẹ nói chuyện và gắn kết với bé nhiều hơn để tăng khả năng ngôn ngữ cho bé

Bố mẹ nói chuyện và gắn kết với bé nhiều hơn để tăng khả năng ngôn ngữ cho bé

Vậy, bố mẹ nên làm những gì để con có thể tư duy thông minh? Có một phương pháp rất đơn giản đó chính là tăng khả năng ngôn ngữ của bé linh hoạt và sáng tạo hơn nhờ vào cách nói chuyện. Và xét về tâm lý học, đối với trẻ giọng nói của người mẹ là thân thiết và dễ gây ấn tượng sâu đậm trong trí não hơn cũng như thân thuộc với trẻ từ khi còn trong bụng mẹ nên sẽ thu hút trí não trẻ hơn là người lạ. Người ta nói rằng trẻ 3 tuổi thường nói nhiều và đang trong thời kì phát triển ngôn ngữ vô cùng nhanh. Đặc biệt trong cả cuộc đời thì đây là thời kì trẻ có khả năng ghi nhớ từ nhiều nhất nên bố mẹ càng dạy con nhiều từ càng tốt.

Việc quan trọng đầu tiên là nói chuyện với con hàng ngày hết khả năng có thể. Quan trọng là nói chuyện một cách nghiêm túc và coi con như một người bạn thực sự để có thể dùng từ chính xác, với chủ đề, câu chuyện gợi cho bé nhiều suy nghĩ sáng tạo và có thể tự suy luận, phán đoán được. Thay vì nói “Con đi ngủ đi” thì có thể nhẹ nhàng dạy dỗ con “ Bây giờ đã muộn rồi” để bé có thể hiểu đã đến giờ đi ngủ và lý do mà mẹ nói đã muộn là gì. Hoặc thay vì yêu cầu bé làm một việc gì bố mẹ hãy nói rõ nguyên nhân và vì sao phải làm như vậy với những giải thích rõ cho con hiểu thay vì chỉ ra lệnh.

Bên cạnh nói chuyện, bố mẹ nên đọc sách cho con nghe

Bên cạnh nói chuyện, bố mẹ nên đọc sách cho con nghe

Tiếp theo là ngoài việc nói chuyện với con, bố mẹ hãy đọc thật nhiều sách, nhiều truyện cho con nghe. Trẻ con rất thích được nghe kể truyện nên mỗi ngày bố mẹ nên đọc cho con 5 – 10 câu chuyện để bé hứng thú và học thêm nhiều kiến thức mới thông qua mỗi câu chuyện.

Hỗ trợ trẻ 50% những công việc cá nhân

Ở giai đoạn trước, từ 2-3 tuổi bố mẹ đã có thể dạy cho bé tự làm những công việc cá nhân đơn giản như đánh răng rửa mặt, đi vệ sinh, tắm rửa… Vì vậy, lên 3-4 tuổi, khả năng tự suy nghĩ và làm việc của trẻ đã hình thành nhưng trẻ vẫn thường hay bám dính và dựa dẫm vào bố mẹ nhưng đã có ý thức tự lập hơn và bước đầu có những suy nghĩ của riêng mình. Vì thế, tính tự lập của bé ở giai đoạn này được coi là tự lập 50% và trẻ không thể tự mình hoàn thành hết những công việc của bản thân mà không có sự giúp đỡ của bố mẹ.

Ở tuổi này, bé bắt đầu thể hiện sở thích, tính cách và có thể tự lập 50%

Ở tuổi này, bé bắt đầu thể hiện sở thích, tính cách và có thể tự lập 50%

Tính tự lập của trẻ được hình thành từ giai đoạn này dần được phát triển nhiều hơn, nhưng ban đầu chỉ ở mức tự lập một nửa. Tức là lúc bé sẽ không cần nhờ mẹ mà tự làm việc xong có lúc lại trông mong vào sự giúp đỡ của bố mẹ và không thể thực hiện được một mình. Do đó, việc bố mẹ trợ giúp cho trẻ ở giai đoạn tự lập một nửa này là rất quan trọng. Nhiều bé 3 tuổi sẽ không muốn nhờ người khác làm hộ hết mọi thứ mà bé sẽ thích tự mình làm được và muốn thể hiện rõ khả năng của riêng mình. Chúng muốn bày tỏ ý nghĩ của bản thân muốn làm được một việc gì đó được bố mẹ công nhận và chứng tỏ bản thân mình. Nhưng đôi khi, việc trẻ tự làm việc gì thường bị bố mẹ cho rằng “không nghe lời” hay không ngoan. Hay còn gọi đây là thời kì phản kháng của trẻ mà nhiều bố mẹ cho rằng đáng sợ không kém so với trẻ 2 tuổi. Nhưng thực ra, nhìn ở một khía cạnh khác, đây không thể coi là thời kì phản kháng mà đó chính là những dấu hiệu cho thấy trẻ đã có ý thức tự lập và bắt đầu khẳng định cái tôi của mình.

Nên cho bé chơi cùng bạn bè nhiều hơn để tích lũy kinh nghiệm

Nên cho bé chơi cùng bạn bè nhiều hơn để tích lũy kinh nghiệm

Nhiều bố mẹ khư khư giữ con bên cạnh và bao bọc quá luôn làm mọi việc cho con mình sẽ gây ra tính ỷ lại và lười biếng cho trẻ. Đến 3 tuổi, bố mẹ nên dạy cho bé biết làm những công việc trong gia đình và hỗ trợ giúp bé 50% công việc đó. Trẻ phải được xa rời khỏi vòng tay chiều chuộng của bố mẹ mới có thể tích lũy được càng nhiều kinh nghiệm càng tốt và bố mẹ nên cảm thấy vui mừng vì con mình đến thời kì này đã có thể tự lập và thể hiện bản lĩnh độc lập với bố mẹ.

Bố mẹ hãy để con được thỏa sức tự ý sáng tạo và khám phá

Bố mẹ hãy để con được thỏa sức tự ý sáng tạo và khám phá

Để được như vậy, không phải bố mẹ cứ để cho con ở một mình, chơi một mình thì mới được. Mà mẹ cần phải chơi cùng con, giúp đỡ con nhưng chỉ những công việc ở mức độ khó mà con không làm được. Còn với những việc nhà đơn giản, việc cá nhân nhẹ nhàng, ở tuổi này nên để cho bé tự làm và đặc biệt nên cho bé tiếp xúc và chơi cùng bạn bè nhiều hơn để bé có thêm nhiều kinh nghiệm hơn so với khi chỉ chơi ở nhà với bố mẹ. Để tạo dựng được nền tảng đó, bố mẹ cần phải chấp nhận cho con ra ngoài nhiều hơn và tiếp xúc nhiều điều mới mẻ hơn mới có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm bên ngoài được.

Bài viết: Người Nhật dạy con thông minh như thế nào? (3 - 4 tuổi) trên đây đã giúp cho các bậc phụ huynh tìm được cách giáo dục tốt cho con mình trong độ tuổi 3 - 4. Thông qua những hình thức giáo dục khoa học và tiên tiến của người Nhật. Ngoài ra, các bậc phụ huynh còn có thể tham khảo thêm những cách dạy con của người Nhật qua những giai đoạn, độ tuổi khác.

Bài viết cùng chủ đề : 

Thảo luận bằng facebook