blog

Người Nhật dạy con thông minh như thế nào? (4 - 5 tuổi)

03/03/2015 trong Cách dạy con của người Nhật

Khi bé chuyển sang giai đoạn 4 tuổi, điều quan trọng nhất trong cách dạy con của người Nhật đó chính là sáng tạo. Trẻ 4 tuổi ở Nhật được khuyến khích sáng tạo mọi lúc, mọi nơi và với bất kỳ sự việc nào trong cuộc sống. Đây chính là điểm trọng tâm nhất bởi ở tuổi này, bé đã phát triển não bộ đến giai đoạn không chỉ dừng lại ở khám phá những sự vật, hiện tượng xung quanh bằng những giác quan thông thường nữa, mà đã biết suy nghĩ và tìm tòi nhiều hơn. Sáng tạo đòi hỏi bé phải động não và tư duy nhiều hơn, thay vì chỉ học cách ghi nhớ và làm theo những gì người lớn dạy như trẻ 2 tuổi hay 3 tuổi. Chính vì đòi hỏi sự giáo dục về tư duy nhiều hơn, sáng tạo hơn nên người Nhật cũng có những phương pháp giáo dục đặc biệt cho con mình khi bé lên 4.

Tư duy sáng tạo rất cần trong xã hội hiện nay

Là bố mẹ thì ai cũng mong con mình thông minh, sáng tạo, tương lai trở thành những người có ích, thành đạt trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, nếu như không có những phương pháp giáo dục đúng đắn sẽ làm cho trẻ phát triển lệch lạc rồi thì sau này rất khó hoặc không thể sửa chữa hoặc thay đổi được. Nếu cứ duy trì sự giáo dục như hiện nay thì sẽ không thể có được những em bé ưu tú. Theo lời tiến sĩ Jou­ji.W.Bea­tle của trường đại học Chica­go , người đã từng đoạt giải No­bel đã nói “Thể chế giáo dục hiện nay đang làm mất đi cơ hội phát triển của trẻ nhỏ. Là bởi vì chúng sống trong thời đại thiếu tình thương. Khả năng học tập của trẻ sút kém. Người lớn không có tai nghe lời con trẻ. Đấy là những điểm phải sửa đổi”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bố mẹ – những bậc phụ huynh trong xã hội hiện đại này phải hiểu được điều gì là đúng đắn, điều gì là cách dạy con tốt nhất để trẻ phát triển hoàn thiện tư duy và trí não để đạt được thành công sau này.

Cách dạy con của người Nhật chú trọng sáng tạo từ khi 4 tuổi

Cách dạy con của người Nhật chú trọng sáng tạo từ khi 4 tuổi

Trên thế giới, người Nhật đã làm điều này rất tốt và họ đã phát triển trí thông minh cùng sự sáng tạo của những đứa trẻ giai đoạn sau 4 tuổi một cách tuyệt vời. Đất nước Nhật Bản ngày càng phát triển một cách vượt bậc và những đứa trẻ Nhật luôn có những cách suy nghĩ, tính toán cực kì thông minh và đáng nể. Chúng ta, những ông bố bà mẹ của thời đại phát triển này, nên học theo họ để theo kịp những gì hiện đại và tốt nhất dành cho trẻ con của xu hướng mới hiện nay. Nếu muốn dạy trẻ thành những con người có đầu óc và khả năng sáng tạo, thì chính chúng ta phải hiểu được óc sáng tạo và khả năng sáng tạo của trẻ là như thế nào.

Tính sáng tạo, năng lực sáng tạo có được ở một con người là khả năng không hoàn toàn do bẩm sinh ở một đứa trẻ, nó chính là từ khi biết nhận thức và suy nghĩ, trẻ sẽ có những suy nghĩ mới mẻ ưu việt hơn so với những gì được chỉ bảo, được “bày sẵn” và dập khuôn vào trong trí não của trẻ. Sáng tạo làm cho mọi thứ được tốt hơn và phát huy những tác dụng không bao giờ có điểm dừng của bất kì một hiện tượng nào trong thế giới của trẻ. Đây là một tố chất đặc biệt mà mỗi đứa trẻ đều nên có được và đó là điều cơ bản quyết định một đứa trẻ có thực hiện được các công việc một cách tốt nhất không. Tuy nhiên, có một điều lưu ý rằng tính sáng tạo không nhất thiết liên quan đến chỉ số thông minh cao. Bởi thông minh chưa chắc đã đưa ra được những câu hỏi hay những lời giải đáp mà trước nay không ai nghĩ đến và có suy nghĩ khác. Vậy, dạy trẻ thành người có óc sáng tạo có khó không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy tìm hiểu xem cách dạy con sáng tạo của người Nhật như thế nào để tự đánh giá về điều này nhé.

Bản thân trẻ 4 tuổi đã tiềm ẩn sức sáng tạo lớn

Trẻ 4 tuổi đã có thể biết tư duy và suy nghĩ một cách sáng tạo chứ không ghi nhớ như khi 2, 3 tuổi

Trẻ 4 tuổi đã có thể biết tư duy và suy nghĩ một cách sáng tạo chứ không ghi nhớ như khi 2, 3 tuổi

Nhiều người không biết rằng trẻ em sinh ra đã có sẵn tính sáng tạo ưu việt trong bản thân não bộ của mỗi đứa trẻ. Sự sáng tạo bước đầu của trẻ sơ sinh thể hiện từ khi mới lọt lòng trẻ đã bắt đầu ngay với những việc mà chưa từng được nhìn thấy hay dạy trước đó như biết tìm vú mẹ để bú sữa, nuốt hay khóc ngay khi vừa chào đời. Những hành vi mang tính sáng tạo này đứa trẻ nào cũng có từ bẩm sinh và phát triển dần qua năm tháng đến những lứa tuổi lớn hơn như cầm nắm vật, học đi, học nhai, học nói. Đó đều là những hành động sáng tạo bắt đầu bằng các giác quan của trẻ.

Đến tuổi lên 4, trẻ bắt đầu sáng tạo nhiều hơn nữa về cả thể chất và trí tuệ, nhưng ở tuổi này, trí não của trẻ phát triển rất tốt nên bố mẹ nên tập trung khuyến khích phát triển sáng tạo về trí tuệ và suy nghĩ của trẻ. Muốn làm được điều đó, đừng áp đặt quá nhiều những tiêu chuẩn trở thành sai lầm lớn của nhiều bà mẹ khi dạy con như là biết nghe lời răm rắp theo ý của bố mẹ, người lớn tuổi hơn, không tranh cãi, không được vượt qua những tiêu chuẩn được định trước. Chính điều này đã kìm hãm sự sáng tạo bẩm sinh mà vốn sẽ phát triển rất tốt nếu bố mẹ biết cách gợi mở và khuyến khích trẻ. Nếu đang ở trong trường hợp trên, hãy thoải mái hơn trong việc thay đổi những suy nghĩ của chính mình về việc dạy con thông minh, theo như thuyết E.P.Trans đã nói “Có sự khác nhau rất lớn trong quan niệm thế nào là đứa trẻ lí tưởng với đứa trẻ có tính sáng tạo. Các bậc cha mẹ nên biết trước điều này để tránh đồng hóa 2 khái niệm đó với nhau”.

Cách dạy con của người Nhật để trẻ hơn 4 tuổi sáng tạo

Gia đình hoàng tử Nhật Bản áp dụng phương pháp giáo dục con thông minh từ nhỏ

Gia đình hoàng tử Nhật Bản áp dụng phương pháp giáo dục con thông minh từ nhỏ

Câu trả lời của người Nhật cho việc dạy bé từ sau 4 tuổi sáng tạo có khó không là không, hoàn toàn không khó một chút nào cả. Tư tưởng của hầu hết các bà mẹ cho rằng khi trẻ bắt đầu bước vào tiểu học thì mới cần phát triển sự sáng tạo được người Nhật cho rằng hoàn toàn sai lầm. Khi ở trong môi trường học tập, sức sáng tạo của trẻ sẽ bị gò bó rất nhiều khi phải tuân theo các nội quy trường lớp và nghe theo lời dạy của các thầy cô. Việc hòa nhập với tập thể và tham gia vào các hoạt động chung cho nhiều người cũng làm ảnh hưởng và kìm nén tính sáng tạo của trẻ. Vì phải tập trung cho những môn học trên lớp, hoàn thành đủ bài tập được giao khi đi học hoặc làm theo hướng dẫn của thầy cô mà có thể làm biến mất hẳn sự sáng tạo của mỗi đứa trẻ. Vì vậy, nếu như trước khi đi học, mà bố mẹ không hướng đến cho trẻ khả năng tự suy nghĩ và phát triển sự say mê, sáng tạo với một điều gì mà chúng yêu thích thì không nên trông mong gì sau này con của họ sẽ trở thành một người giỏi giang, thành đạt mà chỉ như là một người bình phàm mà thôi.

Nên cho trẻ 4 tuổi chơi nhiều đồ chơi thông minh cùng với đọc sách cho trẻ

Nên cho trẻ 4 tuổi chơi nhiều đồ chơi thông minh cùng với đọc sách cho trẻ

Theo cách dạy con của người Nhật, để đạt được mục tiêu dạy những đứa trẻ sau 4 tuổi thông minh chính là “ Dạy con thành những đứa trẻ sáng tạo”. Dạy con kiểu Nhật chính là không lơ là con vì sẽ chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ chứ không sáng tạo. Và họ thực hiện theo những phương pháp sau:

  1. Khi trẻ hỏi bất cứ một điều gì, dù có biết câu trả lời hay không, bố mẹ cũng phải nghiêm túc lắng nghe và cùng trẻ nghĩ ra cách trả lời. Đó chính là dạy trẻ phương pháp tự biết tìm lời giải.
  2. Trẻ 4 tuổi trở lên nên được giải đố thường xuyên và bố mẹ nên đặt nhiều câu đố thông minh cho trẻ để bé suy nghĩ trả lời.
  3. Yêu cầu trẻ tập trung khi làm bất cứ công việc nào và chỉ khi tập trung, mải mê làm việc óc sáng tạo của trẻ mới được phát huy tốt nhất.
  4. Chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ 4 tuổi trở lên và có tính trí tuệ cao, phát triển trí thông minh cùng với sức tưởng tượng phong phú. Đó nên là đồ chơi thông minh đồ chơi xếp hình, đồ chơi lắp ghép,.. không nên chọn đồ chơi đơn giản bắt mắt mà có ít kiểu chơi.
  5. Không nên để trẻ có những phút giây quá rảnh rỗi, không có việc gì làm. Hãy nghĩ ra công việc nhẹ cho trẻ làm hoặc một trò chơi bổ ích cùng bố mẹ, bạn bè để gắn kết với bé nhiều hơn.
  6. Tạo cơ hội cho trẻ mở mang tầm mắt, được trải nghiệm những công việc đòi hỏi sáng tạo nhiều ví dụ như những việc sáng tạo nghệ thuật, sáng tác thơ, bài hát ,vẽ tranh…
  7. Để có thể suy nghĩ sáng tạo, cần nhất vẫn là có tri thức, từ đó mới có thể suy nghĩ mà sáng tạo. Hãy luôn dạy thêm nhiều kiến thức, về nhiều mặt trong cuộc sống cho trẻ, tìm sách phù hợp với tuổi của trẻ, có thể là sách khoa học hoặc sách giáo dục.
  8. Dạy trẻ thể hiện cảm xúc của bản thân, nói lên cảm nghĩ, tâm trạng của mình. Trẻ ở tuổi này rất ngây thơ và còn chưa tự tin thể hiện bản thân, nên tạo môi trường sống vui vẻ, nhiều tiếng cười để trẻ thoải mái cảm nhận sự yêu thương của bố mẹ và phát biểu suy nghĩ của bản thân.
  9. Coi trẻ là một thành viên thực sự trong gia đình và phân công cho trẻ những việc nhà nhẹ nhàng mà trẻ làm được cùng với các thành viên khác để trẻ hiểu được giá trị của bản thân mình.
  10. Hãy cho trẻ tự có quyền quyết định những điều cơ bản thuộc về bản thân mình như ăn uống, mặc đồ, thích đi chơi ở đâu để tránh làm trẻ thụ động, và độc lập hơn trong việc thể hiện cá tính và cái tôi.
  11. Tìm một việc theo kiểu thể nghiệm “performance” ( tự một mình giải quyết hoàn thành một công việc) cho trẻ thực hiện từ A đến Z mà không cần sự trợ giúp hay hướng dẫn của bố mẹ. Đó có thể là một công việc đơn giản xong dần dần tăng độ khó để trẻ hiểu có ý chí vượt qua mọi khó khăn thử thách.
  12. Đừng làm trẻ sợ sự thất bại, thất bại chính là mẹ thành công và nhiều vĩ nhân, nhà khoa học, nhà phát minh vĩ đại cũng đều thành công từ sự thất bại nên đừng la lối, áp đặt trẻ khiến cho trẻ sợ hãi. Hãy tìm ra những điểm sai và khuyến khích trẻ không lặp lại vào lần sau và hạn chế quát mắng trẻ nơi đông người.
  13. Khi trẻ làm một việc gì lần đầu tiên, hãy để cho trẻ được trải nghiệm một cách vui vẻ, không quan trọng thành tích. Việc bắt ép trẻ càng làm trẻ rụt rè, không tự tin khi gặp lại nó vào lần 2, lần 3.

Bài viết cùng chủ đề : 

Thảo luận bằng facebook