Người Nhật dạy con thông minh như thế nào? (7 - 10 tháng tuổi)
Cách dạy con của người Nhật từ rất lâu đã được triệu triệu người trên thế giới thầm ngưỡng mộ. Trẻ con Nhật không chỉ thông minh, chăm chỉ trong học tập, quyết đoán mà rất gắn bó với gia đình, lễ phép với mọi người. Không những thế sự thành công trong giáo dục đào tạo thế hệ trẻ còn góp quần quan trọng trong sự phát triển của Nhật, đã cho nhân loại nhiều bài học quý giá.
Cách dạy con của người Nhật
Nếu các mẹ quan tâm thì ở những bài trước, Megamart có chia sẻ cách dạy con kiểu Nhật giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi, 4 – 6 tháng tuổi, bé đã có những bước phát triển vượt trội ở cả 5 giác quan. Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ cho bạn giai đoạn quan trọng để hình thành nên nhân cách của trẻ giai đoạn 7 – 10 tháng tuổi, vậy cùng xem ở giai đoạn này các bà mẹ Nhật dạy con như thế nào nhé.
Phát triển thị giác theo cách dạy con của người Nhật
Ở giai đoạn này, bé đã phát triển một cách mạnh mẽ về mọi giác quan, đặc biệt là thị giác. Những sự vật, sự việc xung quanh đều được bé ghi nhớ một cách nhanh chóng trong tiềm thức. Vì thế, ở giai đoạn này mẹ nên dành nhiều thời gian cho con hơn để bé khám phá được nhiều hơn bằng cách thường xuyên cho bé ra công viên xem mọi người đang làm gì, hoạt động gì, những anh chị đang chơi đùa cũng làm bé hứng thú đấy. Vừa đi vừa giảng giải và nói chuyện với bé về tất cả những gì đang diễn ra xung quanh để bé một phần nào cảm nhận được thế giới nhộn nhịp biết nhường nào.
Cho bé tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài
Tuy nhiên, có một điều bạn nên lưu ý, hãy bế bé trong tay đi dạo và nói chuyện với con để con cảm nhận được chuyển động trong từng bước đi của mẹ, sự yêu thương, đùm bọc, chở che của mẹ, khi đó con sẽ được an toàn và yên tâm hơn và sớm trở thành một đứa trẻ thông minh, đầy tình yêu thương và ấm áp.
Thường xuyên cho bé chơi đồ chơi di động, sự chuyển động của đồ chơi cũng làm bé phát triển thị giác một cách tốt nhất. Nếu không có đồ chơi có thể chạy được, mẹ có thể dùng cây xúc xắc di chuyển nhiều vị trí khác nhau để thu hút tầm nhìn của bé nhé.
Thính giác
Những bản nhạc cho bé nghe ở mỗi giai đoạn cần có sự nhẹ nhàng để bé cảm nhận được trọn vẹn nó, tránh để bé nghe những bản nhạc có âm thanh lớn, rốc sẽ không tốt cho việc kích thích thính giác của trẻ.
Đồ chơi âm nhạc giúp bé phát triển thính giác
Đồ chơi âm nhạc, nhạc cụ với những màu sắc khác nhau cũng làm bé ghi nhớ được các cung bậc của nốt nhạc đó. Chú ý xem bé sẽ phản ứng ra sao trước những cung bậc âm thanh khác nhau. Hay đơn giản là bạn đang sử dụng những nhạc cụ cho bé nghe, đột nhiên bạn chuyển sang bật đĩa nhạc thì bé sẽ phát triển tốt hơn trong việc phân biệt các loại âm thanh.
Xúc giác
Cầm nắm đồ vật giúp tăng khả năng xúc giác cho bé
Ở giai đoạn này, trẻ đã ý thức được việc cầm nắm của mình rồi, vì thế hãy để bé cầm nắm ngón tay của mẹ, rồi cho bé cầm giấy xé, vò thế nào tùy thích. Mẹ có thể tập cho bé những động tác khác nhau để phát triển cho bé ứng xử một cách linh hoạt bằng cách đeo vòng tay hay buộc nơ vào cổ tay bé, để đồ ở tầm với của bé hay đơn giản là những bộ đồ treo lủng lẳng giữa giường,… lúc này bé theo phản xạ sẽ đẩy, gỡ, khéo, tóm lấy đồ vật trước mặt mình ngay.
Khi bé ngậm hay mút tay là bé đã bắt đầu phát triển ở giai đoạn mới
Khi bạn nhìn thấy trẻ mút tay thì đừng nên cấm cản bé vì khi đó bé đã bắt đầu bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn bé bắt đầu biết đưa đồ vào miệng của mình. Bố mẹ cấm con không mút tay sẽ làm con mất tự tin và làm con trở nên nhát hơn.
Ngoài ra, để tăng khả năng xúc giác của bé, bố mẹ có thể chơi với con những trò chơi đòi hỏi cần sự cầm nắm nhiều như chơi bóng hay xếp hộp nhỏ vào hộp to, hay đóng nắp cho các hộp.
Vận động
Bò giúp bé kích thích tối đa kỹ năng điều khiển vận động
Bò sẽ giúp bé phát triển một cách tốt nhất thể lực, gân cốt kích thích tối đa kỹ năng điều khiển vận động. Chính vì thế, bố mẹ hãy để con bò thoải mái quanh nhà và bày những món đồ chơi con vật bắt mắt dụ bé bò tới lấy. Ở giai đoạn bé biết bò là thời điểm chân bé được vận động hết sức nên đừng cố ép bé tập đi sớm nhé.
Ngôn ngữ
Thường xuyên nói chuyện để bé phát triển ngôn ngữ toàn diện
Trong thời kỳ này, điều quan trọng nhất đối với bé là sự phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ. Hãy nói chuyện thật nhiều với bé mỗi ngày để ngôn ngữ bé trở nên linh hoạt. Và nếu bố mẹ không muốn con chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ hãy cai sữa sớm cho bé ở giai đoạn 8 tháng tuổi là hợp lý nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại đồ chơi phát triển ngôn ngữ như đồ chơi phát âm, đồ chơi thu giọng nói,… bé vừa chơi vừa học mà lại rất hiệu quả nhé.
Mẹ Nhật dạy con mình như vậy, còn bạn có cách dạy con nào thú vị muốn chia sẻ cho chúng tôi không ?
Bài trước :