blog

8 thói xấu nhưng lại là tốt của trẻ 1-3 tuổi

13/08/2015 trong Đánh giá

Trẻ con thường có những biểu hiện mà ba mẹ cho là thói xấu và luôn cố gắng giáo dục con cái để loại bỏ những thói hư tật xấu ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng đối với trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi, có những thói xấu nhưng thực chất lại rất tốt cho sự phát triển của trẻ mà bố mẹ không hề biết.

Chẳng hạn như có nhiều lúc bố mẹ rất tức giận khi con nghịch ngợm, thậm chí làm rơi vãi thức ăn ra khắp sàn nhà, hay lúc nào cũng bám theo bố mẹ hỏi tại sao hoặc đòi bố mẹ kể đi kể lại một câu chuyện... Những lúc này có thể bố mẹ rất cáu giận và bực tức, nhưng hãy cố gắng kiềm chế hơn bởi đây là những điều chứng tỏ bé rất thông minh và ham học những điều mà bé muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh. Hãy cùng xem những điều đó là gì và hiểu bé nhà mình hơn nhé.

Nghịch ngợm thức ăn

Trẻ nhỏ thường có thói quen lười ăn, không biết coi trọng đồ ăn mà mẹ mất nhiều công sức chuẩn bị cộng thêm còn nghịch ngợm các món ăn, làm vung vãi khắp nhà là điều mà bất cứ mẹ nào cũng rất bực tức. Nhiều mẹ còn “phát điên” lên và sẵn sàng cho bé một trận đòn hoặc mắng mỏ con.

Nghịch thức ăn lại giúp bé học cách nhận biết các giác quan tốt hơn

Nghịch thức ăn lại giúp bé học cách nhận biết các giác quan tốt hơn

 

Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu khoa học lại chỉ ra rằng trẻ thường sẽ ghi nhớ phân biệt các món ăn dễ dàng hơn nếu hay thích nghịch thức ăn. Thậm chí , khi được nghịch thức ăn, tâm trạng bé thoải mái chơi đùa còn giúp bé có thể học cách cảm nhận món ăn, hương vị và hình dạng của nhiều món ăn khác nhau. Vì thế, cho nên mỗi bữa ăn bố mẹ thấy con nghịch thức ăn cũng không nên bực tức quá mà hãy coi đó là một giờ ăn thoải mái dành cho trẻ.

Bày bừa đồ khắp phòng

Trẻ trong độ tuổi 1-3 tuổi thường hay phát triển mạnh mẽ khả năng khám phá và tìm tòi mọi thứ xung quanh. Vì thế không lạ gì khi các bé trong độ tuổi này hay thích bày bừa đồ khắp phòng. Trẻ sẽ thích thú với việc có thể tự do để đồ ở bất cứ nơi nào chúng muốn hơn là để đồ ngăn nắp, gọn gàng.

Bố mẹ hãy cố gắng kiềm chế mỗi khi thấy cảnh bé bày đồ ra thế này

Bố mẹ hãy cố gắng kiềm chế mỗi khi thấy cảnh bé bày đồ ra thế này

 

Các mẹ mỗi khi bực mình vì phải đi dọn đồ cho con hay nhiều lần nhắc nhở trẻ không được bày bừa đồ mà bé vẫn chứng nào tật nấy thì hãy nhớ rằng trẻ giai đoạn này bày bừa đồ không hẳn là không tốt. Bé sẽ có thể học thêm được rất nhiều kĩ năng bổ ích mỗi khi được bày bừa đồ ra khắp nơi, giúp bé phát triển kĩ năng vận động tốt hơn và còn tăng khả năng cảm nhận của các giác quan và hình thành nên tính độc lập ở trẻ nhỏ.

Khóc ăn vạ

Thói xấu hay ăn vạ của trẻ nhỏ không ai thích cả, nhất là bố mẹ có con hay ăn vạ thường rất cáu giận và thậm chí còn mắng mỏ, đánh bé về tính cách xấu này. Thế nhưng, nếu bé ăn vạ chứng tỏ một điều rằng trẻ đang thể hiện cảm xúc rất tốt và phong phú.

Ăn vạ là thói xấu nhưng là điều khá bình thường ở trẻ 1-3 tuổi

Ăn vạ là thói xấu nhưng là điều khá bình thường ở trẻ 1-3 tuổi

 

Nếu bố mẹ có con hay ăn vạ cũng không cần quá lo lắng bởi nếu trẻ ăn vạ cho thấy bé đã biết thể hiện mong muốn của mình. Thay vì chỉ làm theo đúng ý của bố mẹ, chỉ được chơi loại đồ chơi này hay đồ chơi khác, bé đã biết đưa ra mong muốn của mình và mong được đáp ứng mong muốn đó. Nếu điều này trở thành thói quen thì chắc chắn là không tốt nhưng nếu chẳng may bố mẹ thấy con có tính ăn vạ thì chỉ đừng quá áp đặt mà từ từ dạy cho bé cư xử đúng cách.

Hiếu động, không ngồi yên một chỗ

Nhiều phụ huynh có lẽ vô cùng mệt mỏi với những nhóc luôn chân luôn tay, không chịu ngồi yên một lúc mà chạy nhảy nô đùa khắp nơi. Nhưng đây cũng là một biểu hiện tốt cho thấy bé phát triển tốt và bố mẹ không cần quá lo lắng rằng con bị tăng động hay quá hiếu động.

Bé giai đoạn 1-3 tuổi cũng luôn hiếu động không ở yên một chỗ

Bé giai đoạn 1-3 tuổi cũng luôn hiếu động không ở yên một chỗ

 

Đây là một điều rất bình thường ở những đứa trẻ 1-3 tuổi. Để tránh mệt mỏi và vướng phải những phiền toái không đáng có khi đương đầu với một đứa trẻ như thế này, bố mẹ hãy nghĩ mọi việc đơn giản hơn là trẻ con đứa nào cũng nghịch ngợm và chú ý quan sát trẻ tránh gặp phải những tai nạn khi chơi đùa. Cũng nên cho trẻ ra ngoài chơi thường xuyên để bé có thể vui chơi thoải mái và an toàn.

Lúc nào cũng hỏi tại sao

Trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi đang bước vào giai đoạn muốn khám phá rất nhiều thứ xung quanh mình, thế nhưng nếu việc bé luôn miệng hỏi tại sao thì chắc chắn bố mẹ nào cũng gặp phải và nhiều khi khó tránh khỏi việc khó chịu, nhức đầu với những câu hỏi của trẻ nhỏ.

Mỗi bé luôn có hàng vạn câu hỏi vì sao

Mỗi bé luôn có hàng vạn câu hỏi vì sao

 

Nhưng luôn miệng hỏi tại sao chứng tỏ con bạn đang rất mong muốn khám phá và hiểu rõ mọi điều xung quanh mình. Nếu bố mẹ nhẫn nại giải thích mọi điều cho con và còn làm bạn cùng tìm hiểu kiến thức mới với con thì chắc chắn bé sẽ rất hào hứng và càng hiểu cặn kẽ một vấn đề, trẻ sẽ càng thông minh hơn.

Bám theo bố mẹ từng bước chân

Trẻ con thường rất quấn lấy bố mẹ mọi lúc mọi nơi, thế nhưng nếu bé cứ bám riết theo bố mẹ đến từng bước chân thì các phụ huynh cũng không cần quá lo lắng. Bởi điều này là hoàn toàn bình thường đối với trẻ trong giai đoạn 1-3 tuổi.

Trẻ còn luôn bám theo bố mẹ không rời nửa bước

Trẻ còn luôn bám theo bố mẹ không rời nửa bước

 

Trẻ nhỏ thường đa phần đều trải qua giai đoạn này và nếu bé bám lấy bố mẹ để cảm thấy yên tâm và tự tin hơn thì cũng là một điều tốt. Bố mẹ nên ở bên động viên, quan tâm và giúp bé cảm thấy an toàn, không nên xa lánh hay đuổi bé ra sẽ đi ngược lại phương pháp giáo dục tốt nhất dành cho trẻ nhỏ.

Đòi kể đi kể lại một câu chuyện hàng chục lần

Có thể bố mẹ đã đọc cho bé nghe một câu chuyện trong quyển truyện cũ đến hàng chục hàng trăm lần, nhưng nếu bé vẫn cứ bắt bố mẹ lại đọc lại tiếp thì chắc hẳn ai cũng vô cùng khó chịu. Nhưng đây thực chất lại là một điều khẳng định bé đang rất có hứng thú với câu chuyện đã nghe hàng chục lần đó và còn giúp trẻ rất tốt nữa.

Khi bé đòi bố mẹ kể đi kể lại một chuyện cũng thể hiện sự phát triển tốt

Khi bé đòi bố mẹ kể đi kể lại một chuyện cũng thể hiện sự phát triển tốt

 

Việc bố mẹ phải đọc đi đọc lại câu chuyện cho bé sẽ cảm thấy rất nhàm chán và khó chịu, nhưng với trẻ điều này chứng tỏ là trẻ đang rất thích thú với câu chuyện được nghe. Và chắc chắn khi thích thú như vậy thì trẻ sẽ hào hứng hơn khi nghe lặp đi lặp lại một câu chuyện và giúp cho trẻ ghi nhớ, mở rộng vốn từ và phát triển ngôn ngữ rất tốt nữa.

Tự cho phép làm trái mọi nguyên tắc

Bố mẹ đừng hiểu sai là trẻ sẽ được phép không nghe theo lời bố mẹ nói và tỏ ra hư đốn, hỗn láo. Mà trái lại khi trẻ có ý muốn phá bỏ mọi nguyên tắc điều này chứng tỏ rằng trẻ đã suy nghĩ về vấn đề đó và trẻ sẽ tìm cách đưa ra lý luận của mình để nghĩ cách phá bỏ nguyên tắc được đề ra.

8 thói xấu nhưng lại là tốt của trẻ 1-3 tuổi

Ở độ tuổi này, thường trẻ sẽ rất thích làm trái lại những nguyên tắc mà bố mẹ đã đề ra trước đó bởi với trẻ, càng lớn càng muốn thể hiện mình hơn. Trong trường hợp này, bố mẹ đừng vội đưa ra phán xét và mắng mỏ trẻ, mà thay vào đó, hãy nhẹ nhàng giải thích cho trẻ đâu là đúng đâu là sai. Cách mà bố mẹ nói với trẻ cách rất quan trọng bởi nếu bố mẹ càng tỏ ra cứng nhắc, càng dễ tạo cho trẻ có tâm lý cùng và thích cãi nhiều hơn là lắng nghe và xử sự đúng theo sự nhắc nhở của bố mẹ.

Thảo luận bằng facebook